2.1 Những nội dung cơ bản của pháp luật về hộ kinh doanh
2.1.2 Quy định về quyền và nghĩa vụ
Nghị đinh 27/HĐBT, Nghị định 66/HĐBT của Hội đồng Bộ trường là các văn bản pháp luật đầu tiên ghi nhận các quyền, nghĩa vụ cơ bản của hộ kinh doanh. Nghị định 27/HĐBT ghi nhận các quyền và nghĩa vụ chung của hộ kinh doanh bao gồm quyền thành và tổ chức sản xuất kinh doanh; quyền được công nhận sự tồn tại, được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, thừa kế và các quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh trên các lĩnh vực cụ thể về vật tư, tiêu thụ sản phẩm, về xuất nhập khẩu, về tài chính tín dụng, về chính sách khoa học kỹ thuật, về chính sách lao động xã hội.
Điều 16, Điều 17 Nghị định 66/HĐBT quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh như sau:
- Điều 16: Người kinh doanh có quyền:
+ Lựa chọn ngành, nghề, mặt hàng, hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện kinh doanh theo pháp luật;
+ Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh hợp pháp + Sử dụng phần thu nhập hợp pháp từ hoạt động kinh doanh.
- Điều 17: Người kinh doanh có nghĩa vụ
+ Phải xin phép kinh doanh và khai báo đúng sự thật theo quy định của Nghị định này
+ Kinh doanh theo đúng nội dung được phép.
+ Niêm yết bản chính giấy phép kind doanh tại nơi kinh doanh; không được cho thuê, cho mượn, mua bán, tự sửa chữa giấy phép kinh doanh.
+ Ghi chép sổ sách, kế tốn và sử dubnjg chứng từ hóa đơn mua, bán hàng hóa hoặc dịch vụ theo quy định của Nhà nước
+ Tuân thủ các quy định của Nhà nước về thuê mướn sử dụng lao động, về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, đăng ký, vệ sinh, phịng dịch bảo vệ mơi trường, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội
Theo thời gian, các văn bản pháp luật về doanh nghiệp hoàn thiện hơn. Mặc dù quyền và nghĩa vụ của các loại hình doanh nghiệp được quy định đầy đủ chi tiết trong Luật doanh nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên đến nay chưa có một văn bản nào quy định đầy đủ, cụ thể về quyền, nghĩa vụ của hộ kinh doanh. Việc xác định quyền và nghiã vụ của hộ kinh doanh hiện nay dựa trên một số văn bản pháp lý quan trọng sau:
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận các quyền cơ bản của hộ kinh doanh: Điều 33 về Quyền tự do kinh doanh “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”; Điều 51 về Quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế “các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nên kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo luật, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và khơng bị quốc hữu hóa”. Điều 32: “1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp phá, của cải để dành, nhà ở, tư liệu, sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”.
Tổng hợp các văn bản pháp luật có liên quan, hộ kinh doanh hiện nay có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:
+ Quyền tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành nghề mà pháp luật không cấm, quyền thành lập hộ kinh doanh, lựa chọn địa bàn, hình thức kinh doanh;
+ Được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi, tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích;
+ Quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo nhu cầu kinh doanh
+ Quyền chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng để thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu sản của hộ kinh doanh;
+ Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khơng phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh (Điều 3 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/01/2006 về quy định chi tiết thi hành Luật thương mại)
+Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chếp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (Luật đất đai)
+ Quyền chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh
+ Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực khơng được pháp luật quy định + Lựa chọn hình thức và cách thức vay vốn
Các nghĩa vụ của hộ kinh doanh gồm:
+ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề hoặc phải có vốn pháp định thì phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
+ Đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ do hộ kinh doanh sản xuất ra theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố
+ Tuân thủ các quy định về quốc phòng, anh ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài ngun mơi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh
Ngoài các quyền và nghĩa vụ trên, khi hộ kinh doanh tham giao vào các giao dịch kinh tế thì hộ kinh doanh có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch kinh
tế với các chủ thể khác theo hợp đồng, hoặc các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ quản lý hành chính Nhà nước: nộp thuế, đăng ký thay đổi kinh doanh.