Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 33 - 34)

2.2 Đánh giá pháp luật về hộ kinh doan hở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Những kết quả đạt được

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và yêu cầu của hội nhập quốc tế, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về hộ kinh doanh nói riêng ngày càng hồn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu cơ bản của điêu kiện kinh tế, xã hội, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của hàng triệu hộ kinh doanh tại Việt Nam. Một số kết quả mà pháp luật hộ kinh doanh đã đạt được bao gồm:

Thứ nhất, pháp luật hộ kinh doanh tạo khung pháp lý cơ bản điều chỉnh việc đăng ký, thành lập, quyền, nghĩa vụ, chấm dứt,…của hộ kinh doanh. Từ Nghị đinh 27/HĐBT ngày 09/3/1988 đến Nghị định số 78/2015/NĐ-CP là bước hoàn thiện lớn về pháp luật điều chỉnh hộ kinh doanh. Các quy định về hộ kinh doanh cụ thể, minh

bạch hơn. Các quy định này là căn cứ để hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ, phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất.

Thứ hai, pháp luật hộ kinh doanh đề cao và phát triển quyền tự do kinh doanh của người dân. Việc ghi nhận hình thức pháp lý của hộ kinh và tạo khung pháp lý tương đối ổn định cho loại hình này đã giúp các các nhân, người dân trong xã hội thực hiện quyền tự do kinh doanh dễ dàng, đơn giản. Những đối tượng bị cấm thành lập, quản lý hộ kinh doanh thu hẹp hơn so với trước đây. Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 78/2015/NĐ-CP đã đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp các cá nhân, hộ gia đình giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục để đẩy nhanh họat động kinh doanh.

Thứ ba, pháp luật hộ kinh doanh đã góp phần hiện thực hóa ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Pháp luật hộ kinh doanh quy định về thành lập, đăng ký, quyền nghĩa vụ, chuyển đổi, chấm dứt hoạt động, mở rộng quyền cho hộ kinh doanh, để hộ kinh doanh tự do lựa chọn ngành nghề,… đã góp phần hiện thực hóa ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, khơng phân biệt nguồn gốc sở hữu vốn mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w