Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện pháp luật để tạo điều kiện cho hộ kinh doanh phát triển, các cơ quan Nhà nước, các hộ kinh doanh phải tổ chức thực thi đồng thời một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, giải pháp về vốn và tài chính: Một trong những khó khăn lớn nhất
của các hộ kinh doanh đó là thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn vay. Các hộ kinh doanh các thể ở Việt Nam hiện nay, nguồn vốn chủ yếu dựa vào lợi nhuận để lại và tín dụng chủ yếu huy động từ bạn bè, người thân. Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cho các hộ kinh doanh cịn nhiều bất cập từ góc độ pháp lý và thự thi. Pháp luật hiện hành quy định hộ kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân nên gây khó khăn trong chế động chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình, kể cả tài sản khơng đưa vào kinh doanh. Trong trường hợp hộ kinh doanh là hộ gia đình hay một nhóm người thì rất khó xác định trách nhiệm tương ứng của thành viên khi tham gia. Khơng có tư cách pháp nhân lại khơng có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, trong khi đó tài sản lớn nhất là đất ở sổ đỏ nên các hộ kinh doanh khó tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nếu có vay được thì số lượng cũng không nhiều và thời hạn vay ngắn. Do vậy, các hộ kinh doanh chủ yếu sử dụng lượng vốn tự do hay huy động được từ người thân, thường là nguồn vốn này khơng dồi dào và thiếu ổn định vì vậy ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động kinh doanh, không đáp ứng được các nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường hay thay đổi phương thức sản xuất, kinh donah hay đổi mới khoa học cơng nghệ. Ngồi ra, việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay của các hộ kinh doanh cũng đặt ra nhiều vấn đề. Ở các hộ kinh doanh, do nhận thức hạn chế, thiếu kinh nghiệm về quả lý điều hành tài chính, chưa quyết đốn trong việc ra quyết định đầu tư nên khơng ít hộ kinh doanh khơng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được dẫn đến phá sản, không thu hồi được vốn. Trước thực trạng nêu trên, các cơ quan quản lý Nhà nước
cần có biện pháp hỗ trợ, khắc phục khó khăn về vốn tài chính cho hộ kinh doanh. Các giải pháp cơ bản như sau:
Một là, Ngân hàng Nhà nướcc yêu cầu các tổ chức tín dụng dành quỹ vốn vay nhất định cho hộ kinh doanh, hạ mặt bằng lãi suất cho vay đối với hộ kinh doanh, đưa ra các chính sách khuyến khích và hỗ đối với các hộ kinh trong lĩnh vực cần khuyến khích phát triển như lĩnh vực cơng nghiệp nơng thôn, sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biện thủy hải sản, trồng trọt và chăn ni.
Chính quyền địa phương phải đỡ đầu, nhận trách nhiệm đảm bảo cho các hộ kinh doanh thế chấp tài sản khi vay vốn, phổ biến nhanh chính sách bảo hiểm nơng nghiệp cho nông dân. Bảo hiểm được coi như một điều kiện để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Khi thế chấp tài sản là lợn gà, trâu, bị để vay vốn thì chính quyền địa phương, các đồn thể xã hội phải đảm bảo, cùng ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn vay.
Nếu như nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khó tiếp cận thì các cơ quan Nhà nước phải hỗ trợ các hộ kinh doanh tìm nguồn vốn từ bên ngồi. Các hộ kinh doanh có quan hệ đầu vào, đầu ra ổn định có thể thiết lập Hiệp hội và Hội nghề nghiệp. Khi đó, các hộ kinh doanh có thể liên kết tiến hành các nghiệp vụ mua bán chịu bằng cách phát hành cho nhau các giấy nhận nợ hoặc quyền đòi nợ trong thời hạn thỏa thuận để tận dụng nguồn vốn tạm thời nhãn rỗi của các thành viên.
Thứ hai, giải pháp về thuế đối với hộ kinh doanh: Việc thực thi các các quy
định mới về thuế theo Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của bộ tài chính đã bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh. Việc thực thi theo Thông tư này đã đạt được nhiều kết quả: tăng cường sự minh bạc khi xác định doanh thu khoán, số thuế phải nộp, quản lý chặt chẽ hơn việc sử dụng hóa đơn và hạn chế tình trạng sử dụng hóa đơn để giúp doanh nghiệp trốn thuế, lậu thuế, giúp các hộ kinh doanh dễ dàng xác định số thuế phải nộp và giảm thiểu các chi phí để hồn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Bên cạnh các kết quả trên thì các hộ kinh doanh do thiếu hiểu biết vẫn chưa thực sự thẩu hiệu quyên, nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nước. Do vậy, cần thực thi các giải pháp sau:
- Thành lập hội bảo vệ lợi ích của hộ kinh doanh nhằm mục tiêu hạn chế tình trạng người nộp thuế bị xâm phạm. Người nộp thuế có thể cầu viện tới hội với tư cách là người giúp đỡ, cung cấp các thông tin hoặc đại diện cho họ trong việc giải quyết các cơ quan thuê.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế cho hộ kinh doanh: tăng cường công tác kê khai thuế, nộp điện tử, đẩy mạnh tự động hóa quy trình tiếp nhận giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính thơng qua các chương trình hiện đại hóa và thuế điện tử. Đồng thời tổ chức kiện toàn bộ máy thuế, chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thuế và tăng cường cơ sở vật chất cho ngành thuế theo hướng hiện đại công tác quản lý thuế.
- Thường xuyên tổ chức, phổ biến kiến thức pháp luật về thuế tại địa phương vào đầu năm, cuối năm để giúp hộ kinh doanh tự tính doanh thu và quyết tốn thuế chính xác. Từ đó giúp hộ kinh doanh chủ động xác định doanh thu và có thể so sánh với mức doanh thu mà cơ quan thuế đưa ra.
Thứ ba, giải pháp về thị trường và chính sách lao động
Cơ quan quản lý Nhà nước giúp các hộ kinh doanh tìm kiếm thị trường tiêu thụ, bằng cách thiết kế cung cấp thông tin thường xuyên về thị trường, đặc biệt các thơng tin có tính dự báo, đính hướng chính sách của Chính phủ. Nâng cao chất lương các chương trình xúc tiến thương mại thơng qua các cơ quan, tổ chức; phát triển hệ thống bán buôn, bán lẻ trên diện rộng để hàng hóa đến được các địa phương trong khu vực cả nước. Khuyến khích các hộ kinh doanh sản xuất hàng xuất khẩu. Các hộ kinh doanh cần được giúp đỡ trong thủ tục xuất khẩu để tiếp cận thị trường nước ngồi. Mở rộng các chính sách để hộ kinh doanh tiếp cận thị trường, tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài, thuê gian hàng triển lãm, sử dụng quỹ hộ trợ xuất khẩu, nhằm thu hút hơn việc thu hút ngoại tệ về cho đất nước.
Về chính sách lao đơng: Nhà nước có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở dạy nghề dân lập, tư thục, cụ thể được quy định tại Luật dạy nghề 2006 và các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, trong các hộ kinh doanh, lao động trình độ tay nghề còn kém chủ yếu là lao động phổ thơng
trình độ văn hóa thấp, thiếu kỹ năng lao động. Nhà nước cần phải tạo thuận lợi khuyến khích và giúp đỡ nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề dân doanh, khuyến khích các hộ kinh doanh lớn liên kết, giúp đỡ các hộ kinh doanh nhỏ đào tạo cơng nhân lành nghề. Ngồi ra, cần nâng cấp hệ thống trang thiết bị tại các cơ sở dạy nghề sát với yêu cầu thực tiễn theo phương châm “học đi đôi với hành” để nâng cao chất lượng đào tạo. Có như vậy, những kiến thức mà nơng dân lĩnh hội được từ học nghề mới có ý nghĩa thiết thực, mới giúp họ tiếp cận được với nền sản xuất lớn, lựa chọn được những cây, con và ngành nghề kinh doanh thích hợp, đảm bảo có lợi nhuận cao và bền vững
Thứ tư, giải pháp từ chính hộ kinh doanh: Trong bối cảnh kinh tế hội nhập,
việc sản xuất với quy mơ nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết như các hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay rất khó cạnh tranh. Do vậy cần địi hỏi sự liên kết giữa các hộ kinh doanh cá thể với nhau thành các hiệp hội ngành nghề cũng như chính các hộ kinh doanh với thị trường. Các hộ kinh doanh cá thể cũng cần thay đổi quan niệm và nhận thức truyền thống, nhanh chóng tiếp cận và nâng cao trình độ quản trị tài chính, mạnh dạn trau dổi và trang bị các cơng cụ tài chính chun nghiệp giúp các quyết định đầu tư tốt hơn, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh rõ ràng, chiến lược tiếp thị, mở rộng thị trường, tiếp cận với các mơ hình tài chính tiên tiến để áp dụng thành cơng cho chính các hộ kinh doanh cá thể. Bỏ qua các rào cản về chính sách pháp luật, xét trên góc độ tài chính, những biện pháp về huy động vốn, đổi mới phương pháp quản trị tài chính, nâng cao trình độ quản lý, sử dụng vốn cũng như các nguồn lực khác tại hộ kinh doanh cá thể là những yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ kinh doanh. Để cải thiện và ứng phó với sức ép cạnh tranh sắp tới, hộ kinh doanh Việt Nam phải luôn học hỏi và giữ tâm thế chủ động chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm bằng các xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiệu; lưu trữ đầy đủ hồ sơ chứng từ gốc để chứng minh xuất xứ nguyên liệu đầu vào, chuẩn bị tốt các điều kiện khi có yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất, sẵn sàng ứng phó khi có tranh chấp thương mại xảy ra. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh cần chủ động nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán
hàng, có chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ vững thị phần trong nước đồng thời tìm kiếm các thị trường mới để đầu tư phát triển.
Thứ năm, các giải pháp khác:
Giúp các hộ chuyển đổi cơ cấu ngành nghề theo hướng hiệu quả và bền vững. Để tạo sự phát triển bền vững, việc chuyển dịch cơ cấu lao động và ngành nghề của các hộ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là tất yếu. Đó vừa là điều kiện, vừa là cơ hội để hộ gia đình có thể tạo thu nhập lớn và tích lũy cao. Tuy nhiên, để tạo được bước chuyển đó lại khơng dễ, bởi vì tâm lý và tập quán sản xuất nhỏ đã ăn sâu vào tiềm thức của người nơng dân, và vì nơng dân thiếu kiến thức, kỹ năng về kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Vậy nên, để giải quyết những hạn chế này, giúp nơng dân có đủ điều kiện chuyển đổi ngành nghề kinh doanh theo hướng phát triển bền vững, địi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt của chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa phương. Về nguyên tắc, chuyển dịch cơ cấu sản xuất của hộ là chuyển từ kinh doanh thuần nông sang kinh doanh tổng hợp hoặc kinh doanh chuyên ngành nghề, song việc lựa chọn ngành nghề cụ thể nào lại phải căn cứ vào nhu cầu thị trường (đặc biệt là nhu cầu dài hạn), có tính đến lợi thế của từng địa bàn.
Trang bị kiến thức về kinh tế và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cho nơng dân. Để các hộ thốt nghèo bền vững, tiến tới làm giàu chính đáng, cần phải nâng cao trình độ hiểu biết cho họ về các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, về hội nhập kinh tế quốc tế và cả những kiến thức về phịng chống thiên tai, dịch bệnh… Đó là biện pháp căn bản giúp họ có được kỹ năng tiếp cận thị trường và thích ứng. Tuy nhiên, để làm tốt điều này, ngoài việc trang bị kiến thức cho chủ hộ, còn phải tăng cường vai trò hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin cho họ về những biến động của thị trường. Thực tế đã chứng minh, nếu có được những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường thì người nơng dân sẽ biết tính tốn và lựa chọn cơng việc nào cần làm, sản phẩm nào cần sản xuất, và thị trường nào cần đưa hàng hóa tới để đạt được lợi nhuận cao nhất; cịn nếu có được những kiến thức cơ bản về phòng chống thiên tai, dịch bệnh thì họ sẽ có thể giảm nhẹ được những tổn thất, do đó làm tăng đáng kể nguồn thu nhập của mình.
Kết luận chương 3
1.Những bất cập, hạn chế của pháp luật hộ kinh doanh hiện nay đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện, sửa đổi pháp luật để phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta, đảm bảo và phát huy tối đa quyền tự do kinh doanh cho mọi cơng dân trong xã hội. Trên cơ sở đó, pháp luật hộ kinh doanh làm đòn bẩy thúc đấy kinh tế hộ kinh doanh phát triển.
2. Đảm bảo quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, pháp luật doanh nghiệp cần phải ghi nhận địa vị pháp lý của hộ kinh doanh trong văn bản Luật, đồng thời cần phải khắc phục các hạn chế, bất cập về thủ tục thành lập, đăng ký hộ kinh doanh, pháp luật cần quy định quy chế cụ thể đối với từng loại hộ kinh doanh, hướng dẫn các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện việc tổ chức, điều hành, phân chia trách nhiệm và rủi ro. Ngồi ra, vì hộ kinh doanh là đơn vị kinh tế có quy mơ rất nhỏ, hoạt động tản mạn, trình độ lao động thấp, nhưng lại chiếm lực tỷ lệ rất đông đảo trong nền kinh tế, do vậy, Nhà nước cần ban hành quy chế hỗ trợ hộ kinh doanh để giúp chủ thể này phát huy được tiềm năng sẵn có và phát triển ổn định, đóng góp cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế đất nước.
3.Bên cạnh việc hoàn thiện giải pháp luật các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và chính cần thực thi nghiêm túc pháp luật, triển khai các chính sách hỗ trợ về tín dụng- nguồn vốn, thị trường, lao động, tiếp cận công nghệ thông tin cho hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh cá thể cũng cần thay đổi quan niệm và nhận thức truyền thống, nhanh chóng tiếp cận và nâng cao trình độ quản trị tài chính, trang bị các cơng cụ tài chính chun nghiệp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chính mình.
KẾT LUẬN
Lịch sử phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới cho thấy rằng dù các doanh nghiệp thành lập nhiều và phát triển lớn mạnh thì nền kinh tế đất nước cũng khơng thể xóa bỏ được hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát, tản mạn như hộ kinh doanh trong một thời gian ngắn. 4,5 triệu hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đang đóng góp rất lớn vào nguồn thu của ngân sách nhà nước và có vai trị quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Là một lưc lượng kinh tế đơng đảo, hộ kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển thành các loại hình doanh nghiệp nhưng pháp luật lại chưa có cơ chế điểu chỉnh hoạt động kinh doanh hiệu quả, toàn diện. Hệ thống pháp luật về hộ kinh doanh hiện hành có nhiều bất cập, mâu thuẫn, thiếu minh bạch, thiếu thống nhất, và nhiều lỗ hổng chính. Vì vậy để tạo điều kiện cho hộ kinh doanh phát triển, pháp luật cần phải khắc phục những bất cập hạn chế, và có các biện pháp, cơ chế cụ thể hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Tóm lại, trong khn khổ của đề tài: “Pháp luật về hộ kinh doanh ở Việt
Nam”, luận văn đã khẳng định được vai trò quan trọng của hộ kinh doanh đối với