Quy định về trách nhiệm trả nợ của hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 30 - 31)

2.1 Những nội dung cơ bản của pháp luật về hộ kinh doanh

2.1.3 Quy định về trách nhiệm trả nợ của hộ kinh doanh

Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP định nghĩa hộ kinh doanh: “Hộ kinh

doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. Quy

định này đã nêu và giải quyết trách nhiệm trả nợ đối với hộ kinh doanh. Theo quy định này, hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh thì phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình. Nhà làm luật sử dụng đại từ “mình” để chỉ rõ chủ thể chịu trách nhiệm, đại từ mình thay thế cho từ hộ kinh doanh. Với cách hiểu như vậy thì trách nhiệm trả nợ của hộ kinh doanh khơng khác gì với các loại hình doanh nghiệp, bởi vì bất kỳ thương nhân nào khi đã thực hiện hoạt động kinh doanh thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của họ. Cụ thể hơn, dù là Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân đều phải bỏ toàn bộ tài sản của mình ra để trả nợ. Quy định như vậy khơng có cơ sở để phân định trách nhiệm của hộ kinh doanh với chủ hộ kinh doanh, nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ gia đình. Về bản chất pháp lý, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh. Như vậy, nếu hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập thì cá nhân đó phải chịu trách nhiệm bằng tất cả các tài sản của mình. Nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập thì mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ trách nhiệm trả nợ được xác định theo Điều 110 Bộ luật dân sự 2005: “Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình

1.Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện hộ gia đình xác lập, thực hiện nhân danh hộ gia đình.

2.Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của họ, nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình”. Như vậy, hộ kinh doanh do hộ

hộ gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tăng cho chung, được thừa kế chung hoặc các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung. Nếu các tài sản trên khơng đủ để trả nợ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. Nói cách khác, khi tài sản chung của hộ khơng đủ để trả nợ, thì tất cả các thành viên đều cùng phải trả nợ, bên có quyền có thể yêu cầu bất kỳ thành viên nào phải trả toàn bộ số nợ của hộ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w