Hoàn thiện pháp luật trên quan điểm khuyến khích hộ kinh doanh phát triển

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 47 - 49)

3.1 Quan điểm hoàn thiện

3.1.3 Hoàn thiện pháp luật trên quan điểm khuyến khích hộ kinh doanh phát triển

triển

Quan điểm khuyến khích hộ kinh doanh phát triển được thể hiện tại Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế, kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh…kinh tế cá thể, tiểu chủ được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ phát triển”. Tiếp đó tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 (Khóa IX) của Đảng xác định: “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự to kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân… Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển cả ở nông thôn và thành thị; khuyến khích các hộ liên kết thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện làm vệ sinh doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn”. Nghị quyết số X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình kinh tế tư nhân đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật, không hạn chế về quy mơ, ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử; thực sự bình

đẳng, tạo thuận lợi để….các hộ kinh doanh được tiếp cận các nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng của Nhà nước, kể cả quỹ hỗ trợ phát triển; được đáp ứng thuận lợi nhu cầu sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh…Tổng kết và có chính sách, giải pháp thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển”.

Các hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay được hình thành chủ yếu từ hộ gia đình. Các thành viên trong hộ gia đình có sở hữu chung về tài sản và kết quản kết doanh. Các hộ kinh doanh tồn tại chủ yếu ở khu vực nông thôn hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, mức độ hoạt động phi nông nghiệp là không nhiều. Chủ hộ kinh doanh phần lớn là chủ hộ gia đình đquyết định tồn bộ hoạt động kinh doanh nên mang tính bảo thủ, gia trường. Quy mơ của hộ thường bó hẹp trong phạm vi gia đình. Hộ kinh doanh tham gia vào sản xuất chủ yếu phục vụ mục đích cho hộ, cịn mang nặng tính tự cung tự cấp nên khó phát triển. Q trình sản xuất chủ yếu dựa trên lao động thủ công và các công cụ truyền thống, do vậy năng suất lao động thấp. Trình độ quản lý, khả năng tiếp cấp cập thơng tin, cập nhật kiến thức hạn chế, chủ yếu làm theo kinh nghiệm, truyền thống. Đặc điểm nêu trên của hộ kinh doanh làm cho hộ kinh doanh trở thành chủ thể dễ bị tổn thương, tác động bởi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Các hộ kinh doanh phần lớn sử dụng lao động trình độ thấp, tuổi cao hơn nữa lại mang tính tự phát nên nguồn lao động không ổn định. Quy mô sản xuất nhỏ lẽ, mạnh mún lạc hậu, khó áp dụng khoa học kỹ thuật nên khó cạnh tranh, thiếu kiến thức và năng lực nên khó tiếp cận thị trường.

Nếu như doanh nghiệp, hợp tác xã có cơ chế hỗ trợ và hệ thống pháp lý khá rõ ràng và ổn định làm cơ sở cho các chủ thể này phát triển thì cho đến nay mặc dù hộ kinh doanh có đóng góp khơng hề nhỏ vào nền kinh tế quốc dân nhưng các cơ quan quản lý vẫn chưa dành quan tâm đúng mực và tương ứng với vai trị, đóng góp của hộ kinh doanh trong nền kinh tế. Trong bối cảnh xã hội hiện tại, có thể nói, hộ kinh doanh là “nhóm yếu thế” trong nền kinh tế. Vì vậy, khi hồn thiện pháp luật về hộ kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc khuyến khích hộ kinh doanh phát triển. Pháp luật về hộ kinh doanh phải tạo ra cơ chế ít nhất ngang bằng với các chủ thể kinh tế và phải thực thi các chính sách hỗ trợ, ưu tiên đối với hộ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w