2.1 Những nội dung cơ bản của pháp luật về hộ kinh doanh
2.1.4 Quy định về tạm ngừng, chấm dứt, chuyển đổi
a) Quy định về tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện của chính mình hoặc bị tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh. Khi hộ kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng khơng đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (Điều 74 Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
Khi tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh (Điều 76 Nghị định 78/2016/NĐ-CP). Thủ tục này tương tự như thủ tục tạm ngưng hoạt động của doanh nghiệp. Hộ kinh doanh phải gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngưng. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, hộ kinh doanh được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.
b) Quy định về chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
(i) Khi cá nhân thành lập hộ kinh doanh chết: Trường hợp hộ kinh doanh do một cá nhân thành lập thì thì cá nhân đó chết đương nhiên hộ kinh doanh chấm dứt tồn tại. Tuy nhiên, nếu hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập thì nếu một cá
nhân chết thì hộ kinh doanh chưa thể chấm dứt tồn tại vì cịn cá cá nhân khác có quyền, nghĩa vụ thực hiện hoạt động kinh doanh. Vấn đề này pháp luật còn bỏ ngỏ.
(ii) Chấm dứt theo ý chí của người thành lập hộ kinh doanh: Nếu cá nhân, nhóm cá nhân tạo lập hộ kinh doanh thỏa thuận chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh thì việc chấm dứt phải tuân theo nguyên tắc đa số hay chỉ phụ thuộc và ý chí của người đại diện, chủ hộ kinh doanh. Vấn đề này pháp luật hiện nay cũng chưa điều chỉnh.
(iii) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Điều 78 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định sáu trường hợp hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;
b) Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
c) Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký;
d) Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
đ) Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
e) Không báo cáo về tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
So sánh với các trường hợp tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp, có bốn trường hợp cả hộ kinh doanh và doanh nghiệp đều bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký bao gồm: nội dung trong hồ sơ kê khai đăng ký thành lập là giả mạo, do những người khơng có quyền thành lập, ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, không gửi báo cáo theo quy định của luật. Có hai trường hợp mà hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận bao gồm: khi kinh doanh ngành nghề bị cấm; không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hai trường hợp này doanh nghiệp không bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngoài ra doanh
nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án còn hộ kinh doanh thì khơng.
c) Quy định về chuyển đổi hộ kinh doanh
Khoản 2 Điều 212 Luật doanh nghiệp quy định: “Hộ kinh doanh sử dụng
thường xuyên 10 lao động trở lệ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của luật này. Hộ kinh doanh có quy mơ nhỏ thực hiện đăng ký kinh doanh và hoạt động theo quy định của Chính phủ”. Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy
định đầy đủ, chi tiết việc chuyển đổi giữa các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên khơng quy định việc chuyển đổi hộ kinh doanh sang hình thức doanh nghiệp như thứ nào. Bản chất hộ kinh doanh cũng là một chủ thể trong hoạt động thương mại và có quyền bình đẳng với các thương nhân khác. Khi quy mơ khơng cịn phù hợp, sử dụng nhiều hơn 10 lao động thì pháp luật bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng khơng có quy định về chuyển đổi. Vậy các quyền, nghĩa vụ pháp lý; các vấn đề kinh tế, thương hiệu, hệ thống khách hàng, nhân sự, uy tín kinh doanh,… trước đó của hộ kinh doanh sẽ được xử lý và giải quyết như thế nào. Pháp luật bỏ ngỏ vấn đề này. Theo quy định hiện nay thì hộ kinh doanh muốn thành lập doanh nghiệp thì phải đăng ký, rõ ràng doanh nghiệp mới được thành lập là chủ thể độc lập, khơng có ràng buộc pháp lý gì với hộ kinh doanh.