Hoàn thiện chế định về hộ kinh doanh theo Luật doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 50 - 54)

3.2 Một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật

3.2.1 Hoàn thiện chế định về hộ kinh doanh theo Luật doanh nghiệp

Thứ nhất, pháp luật doanh nghiệp phải ghi nhận địa vị pháp lý của hộ kinh doanh trong Luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về các loại

hình doanh nghiệp, tuy nhiên khơng có điều khoản nào quy định về hộ kinh doanh. Bản chất hộ kinh doanh cũng là một chủ thể trong nên kinh tế, thậm chí chủ thể này cịn đang đóng góp vai trị rất quan trọng cho nền kinh tế quốc dân nhưng luật doanh nghiệp hiện tại chưa giành mức quan tâm tương xứng cho chủ thể này. Các quy định về hộ kinh doanh chỉ được thể hiện tại văn bản dưới luật là Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Luật doanh nghiệp khơng có quy định về hộ kinh doanh nhưng văn bản dưới luật lại quy định, hướng dẫn chi tiết về hộ kinh doanh. Như vậy hệ thống pháp luật kinh tế hiện nay khơng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tạo sự bất bình đẳng giữa hộ kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp. Việc hoàn thiện chế định về hộ kinh doanh trước hết phải hồn thiện luật doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp cần có có thêm quy định về hộ kinh doanh, khơng chỉ nhắc đến hộ kinh doanh như Điều 183, Điều 212 Luật doanh nghiệp năm 2014. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp cần mở rộng thêm đối tượng hộ kinh doanh: “Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt

động có liên quan của doanh nghiệp bao gồm cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doan; quy định về nhóm cơng ty”. Luật doanh nghiệp nên giành một chương để quy định các vấn đề chung

về hộ kinh doanh gồm khái niệm, hình thức, chế độ trách nhiệm, vốn đầu tư, tổ chức quản lý của hộ kinh doanh, chuyển đổi. Các quy định về thủ tục thành lập, đăng ký, thay đổi, giải thể, chuyển đổi, chấm dứt hộ kinh doanh nên quy định trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp.

Thứ hai, pháp luật doanh nghiệp phải sửa đổi các quy định bất cập về hộ kinh doanh hiện nay. Mục 2.2.2 của Chương 2 đã chỉ ra các bất cập của hộ kinh doanh,

những bất cập này còn tồn tại sẽ tiếp tục cản trở quyền tự do kinh doanh, hạn chế hộ kinh doanh phát triển, do vậy cần sửa đổi và hoàn thiện các vấn đề sau:

-Pháp luật cần đưa ra định nghĩa rõ ràng về hộ kinh doanh. Khái niệm này

cần thể hiện đầy đủ, chính xác bản chất pháp lý của hộ kinh doanh là một hình thức kinh doanh có quy mơ rất nhỏ sử dụng dưới 10 lao động, khơng có tư cách pháp

nhân và người thành lập hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh. Luận văn đề xuất khái niệm về hộ kinh doanh nên sửa đổi như sau: “Hộ kinh doanh là đơn vị kinh tế có quy mơn rất nhỏ do cá nhân,

nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh”.

-Pháp luật cần có cơ chế điều chỉnh cụ thể đối với hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập và hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập. Đối với hộ kinh doanh

do hộ gia đình thành lập phải bổ sung tiêu chí xác định hộ gia đình, thành viên hộ gia đình. Hộ gia đình phải xác định dựa trên nền tảng gia đình có quan hệ huyết thống hoặc ni dưỡng, khi thành lập hộ kinh doanh tức là cả hộ gia đình cùng tham gia hoạt động kinh doanh. Không thể đồng nhất hộ kinh doanh với hộ gia đình, cũng như khơng đồng nhất chủ hộ gia đình với chủ hộ kinh doanh. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải ghi đầy đủ thơng tin các thành viên trong hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh, khơng chỉ có thơng tin người đại diện hộ gia định như Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Các thành viên của hộ gia đình tham gia thành lập hộ kinh doanh tự quyết định người đại diện hộ kinh doanh. Tư cách của người đại diện hộ kinh doanh cần được quy định giống như tư cách của người đại diện doanh nghiệp. Đối với các giao dịch kinh doanh có giá trị lớn ảnh hưởng đến đời sống của gia đình thì phải có sự đồng ý của q nửa các thành viên trong hộ gia đình. Các thành viên của hộ gia đình phải chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình kinh doanh của hộ trừ trường hợp họ chứng minh được người đại diện hộ kinh doanh thực thi các giao dịch khơng nhằm lợi ích chung của hộ kinh doanh. Việc tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh do hộ gia đình thành lập pháp luật khơng cần thiết phải quy định vì bản chất hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập là gia đình kinh doanh do vậy có quy tắc đạo đức, nề nếp của riêng mỗi gia đình. Vì vậy, nếu như pháp luật đã thừa nhận hộ gia đình thực hiện hoạt động kinh doanh thì nên tơn trọng đặc điểm riêng của nhóm chủ thể này.

Đối với hộ gia đình do nhóm cá nhân thành lập, pháp luật hiện nay chưa có quy định về tổ chức quản lý, quy tắc hợp tác giữa các thành viên trong hộ, trách nhiệm của chủ hộ kinh doanh và thành viên đối với hoạt động kinh doanh. Những lỗ hổng này sẽ gây khó khăn nếu phát sinh các tranh chấp từ chính các thành viên từ

hộ kinh doanh hoặc tranh chấp, khiếu nại từ bên thứ ba. Pháp luật nên quy định các nguyên tắc nền tảng về việc quản lý, điều hành và chế độ trách nhiệm của hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập hoặc ban hành các văn bản thỏa thuận mẫu về việc này. Nguyên tắc cơ bản là tôn trọng sự thỏa thuận của các thành viên tham gia thanh lập hộ kinh doanh. Quyền quyết định hoạt động kinh doanh dựa trên việc tỷ lệ vốn góp hoặc cơng sức lao động của thành viên. Các thành viên thành lập hộ phải có trách nhiệm liên đới đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh. Khi hộ kinh doanh thành lập bởi nhóm cá nhân, các cơ quan đăng ký kinh doanh cần yêu cầu các cá nhân thành lập phải cung cấp đầy đủ thông tin nhân thân, về tỷ lệ vốn góp và có chữ ký đầy đủ vào Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Các thành viên của hộ kinh doanh cũng cần soạn thảo điều lệ hộ kinh doanh hoặc thỏa thuận hợp tác khi thành lập hộ kinh doanh. Bản chất hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập tương đối giống với hình thức cơng ty hợp danh vì vậy có thể áp dụng tương tự các nguyên tắc, quy định của cơng ty hợp danh đối với nhóm hộ kinh doanh này. Tuy nhiên, để hạn chế việc lợi dụng thành lập hộ kinh doanh mà khơng thành lập doanh nghiệp, pháp luật cần có quy định hạn chế số lượng hoặc vốn góp của thành viên của hộ kinh doanh. Số lượng thành viên của hộ kinh doanh và số lượng người lao động của hộ kinh doanh phải nhỏ hơn 10 người.

-Quy định điều kiện cụ thể về cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình được thành lập hộ kinh doanh.

Nghị định 78 quy định rằng cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hộ gia đình thì được thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, nếu cá nhân này rơi vào các đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp thì có được thành lập hộ kinh doanh không. Về nguyên tắc pháp luật khơng cầm thì cơng dân có quyền thực hiện, nhưng bản chất thành lập hộ kinh doanh và hay thành lập doanh nghiệp đều là các hình thức để cá nhân trong xã hội thực hiện quyền tự do kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Luật doanh nghiệp đã có quy định các đối tượng bị cấm thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp để bảo vệ các lợi ích chung. Với mục tiêu và giá trị như nhau, vì vậy, pháp luật về hộ kinh doanh cần bổ sung thêm quy định về các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý hộ kinh doanh giống như đối với doanh nghiệp.

Thứ ba, pháp luật doanh nghiệp cần bổ sung các quy định về chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 212 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Hộ kinh doanh sử dụng

thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này”. Đây là một quy định mang tính bắt buộc khi nhà

làm luật sử dụng từ “phải”. Điều này được hiểu là nếu như hộ kinh doanh sử dụng thường xun 10 lao động trở lên thì có nghĩa vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp, nếu hộ kinh doanh không đăng ký thành lập doanh nghiệp thì vi phạm pháp luật do khơng thực hiện điều mà pháp luật buộc phải làm. Tuy nhiên thực tiễn thực thi quy định này có nhiều vấn đề. Một là, xác định tính chất lao động thường xuyên của hộ kinh doanh là như thế nào, tính chất thường xun được hiểu là có 10 người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc thời hạn từ 01 năm đến 3 năm với hộ kinh doanh hay thường thường xun theo tính chất cơng việc, hộ kinh doanh liên tục sử dụng từ 10 lao động, không kể có ký hợp đồng hay khơng ký hợp đồng, hợp đồng theo mùa vụ hay hợp đồng có thời hạn. Hai là, quy định bắt buộc nhưng hiện nay khơng có chế tài và khơng có cơ chế kiểm tra giám sát. Số lượng hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước nếu như các hộ kinh doanh không muốn thành lập doanh nghiệp thì có bị xử phạt khơng, xử phạt hay biện pháp cưỡng chế như nào. Quy định này vơ hình hạn chế quyền tự do kinh doanh của các hộ kinh doanh, hạn chế sự phát triển của hộ kinh doanh, có thể các hộ kinh doanh sẽ e ngại phải thành lập doanh nghiệp và không dám sử dụng hơn 10 lao động, hoặc nếu có sử dụng nhiều hơn thì sẽ loại trừ nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp bằng các biện pháp “lách luật” lao động. Ba là, nếu bắt buộc hộ kinh doanh thành lập doanh nghiệp thì thủ tục pháp lý như thế nào, hộ kinh doanh thành lập thành doanh nghiệp mới dựa trên cơ sở kế thừa hoạt động kinh doanh của hộ là quá trình chuyển đổi hình thức hay thành lập mới hồn tồn. Những vấn đề bất cập nêu trên, tác giả cho rằng nên sửa đổi khoản 2 Điều 212 như sau: “Nhà nước khuyến khích hộ kinh doanh sử dụng

thường xuyên 10 lao động trở lên đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh thành các hình thức doanh nghiệp”.

Việc sử dụng thường xuyên nhiều hơn 10 lao động là biểu hiện phát triển về quy mô lao động của hộ kinh doanh. Ngoài ra sự gia tăng về doanh thu, hệ thống khách hàng, thương hiệu, uy tín, vốn góp,… mới thể hiện đầy đủ nhất sự phát triển của hộ kinh doanh. Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2014 quy định hộ kinh doanh phải phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu đăng ký thành lập mới thì rõ ràng những giá trị kinh doanh gồm hệ thống nhân sự- lao động, hệ thống khách hàng, thương hiệu,…của hộ kinh doanh về mặt pháp lý bị chấm dưt, không được tận dụng. Việc thành lập một doanh nghiệp mới là thiết lập lại hoàn toàn các điều kiện kinh doanh. Như vậy là lãng phí, khơng phù hợp. Do vậy, Nghị định hướng dẫn Luật doanh nghiệp cần quy định cụ thể điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ chuyển đối hộ kinh doanh thành các hình thức doanh nghiệp. Hộ kinh doanh chuyển đổi do một cá nhân thành lập được chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên. Hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập được chuyển đổi thành Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu han hoặc công ty hợp danh. Hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập được chuyển đổi thành các hình thức doanh nghiệp phù hợp theo lựa chọn và thống nhất của các thành viên trong hộ gia đình. Các doanh nghiệp mới được thành lập kế thừa tồn bộ quyền, nghĩa vụ của hộ kinh doanh và hoạt động theo các quy định về các loại hình doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w