Hoàn thiện pháp luật phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 43 - 47)

3.1 Quan điểm hoàn thiện

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam

Với nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi thành phần kinh tế đều được Đảng, Nhà nước khuyến khích phát triển. Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam có nhiều thuận lợi từ thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đến cải cách quản lý thuế của hộ kinh doanh theo hình thức khốn khơng cần tập hợp hóa đơn, ghi chép sổ sách, tạo điều kiện cho hộ kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng cục thống kế, tính đến hết năm 2014, cả nước có tổng cộng 4.658 triệu hộ kinh doanh với số lượng lao động khoảng 8 triệu người. Với số lượng đơng đạo, loại hình sản phẩm kinh doanh phong phú, có mặt khắp địa phương cả nước, hộ kinh doanh khẳng định vai trị cũng như đóng góp hiệu quả và sự phát triển của đất nước.

Thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp tư nhân đang từng bước đi vào ổn định và ngày càng khoa học, chuyên nghiệp trong hoạt động và mơ hình tổ chức thì hoạt động của hộ kinh doanh mang tính tự phát. Hộ kinh doanh cá thể hiện đang gặp nhiều khó khăn trong q trình kinh doanh. Trong đó khó khăn về vốn, khó tiếp cận nguồn vốn vay. Nguyên nhân là đặc đù khơng có quan hệ và tài sản thế châp, khả năng tiếp cận thị trường nguồn thông tin, tiếp cận cơ quan nhà nước, công nghệ

cao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thong tinh, năng lực quản lý chưa hiệu quả do hạn chế về trình độ quản lý. Thực trạng này khiến các hộ kinh doanh cá thể không được cập nhật những tiến bộ mới trong kinh doanh mà vẫn làm theo khuynh hướng kinh tế gia đình, phát triển tự nhiên, khơng có khuynh hướng tự nhiên để chuyển sang doanh nghiệp, để hưởng các điều kiện thuận lợi, ưu đãi của Nhà nước cũng như có cơ hội phát triển trở thành các doanh nghiệp.

Đố với các hộ kinh cá thể ở Việt Nam hiện nay, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận để lại, và tín dụng chủ yếu huy động từ bạn bè, người thân. Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cho hộ kinh doanh cịn nhiều khó khăn. Pháp luật hiện hành quy định hộ kinh doanh cá thể khơng hồn toàn là thương nhân thể nhân, khơng có tư cách pháp nhân nên gây khó khăn trong chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình, kể cả tài sản khơng đưa vào kinh doanh. So với các loại hình doanh nghiệp khác như Cơng ty TNHH hay công ty cổ phần là một bất cập không nhỏ. Trường hợp hộ kinh doanh là hộ gia đình hay nhóm người thì rất khó xác định trách nhiệm tương ứng của thành viên khi tham gia. Vì khơng có tư cách pháp nhân lại khơng có tài sản thế chấp để vay Ngân hàng, trong khi đó tài sản giá trị nhất là đở ở nên hộ kinh doanh gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nếu có vay thì số lượng vay khơng nhiều và thời hạn vay rất ngắn. Do chỉ sử dụng lượng vốn tự có hay huy động được các thành viên trong gia đình thường khơng dồi dào và thiếu ổn định lại khó tiếp cận được các nguồn vốn khác nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Các nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường hay đổi mới phương thức sản xuất, phương thức kinh doanh, đổi mới khoa học công nghệ không thể thực hiện một cách đồng bộ hiệu quả. Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình chỉ dừng lại ở mức manh mún, tự phát, khó mở rộng thị trường tiêu thụ, chưa nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm tự tạo ra. Ngoài ra, việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các đối tượng này cũng đặt ra nhiều vấn đề. Do tổ chức dưới dạng gia đình hoặc cá nhân cùng sản xuất kinh doanh nên việc sử dụng vốn ở các đơn vị này mới dừng lại ở kinh nghiệm quản lý cá nhân. Hơn nữa, trình độ nhân thức hạn chế, thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành tài chính, chưa quyến đốn trong các quyết định đầu

tư nên khơng ít hộ kinh doanh cá thể đã không sử dụng hiệu quả các nguồn vốn huy động được. Tình trạng phá sản, khơng thu hồi được vốn, diễn ra khá phố biển. Các hộ kinh doanh thường bỏ quan các quy luật của thị trường, chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng, chưa có kinh nghiệm phân bổ các nguồn lực tài chính nên gây ra tình trạng lúc thiếu lúc thừa, khơng nhịp nhàng với quy trình sản xuất kinh doanh.

Ngày 04/2/2016, hiệp định TPP đã được ký kết giữa 12 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Newzealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam, có quy mơ kinh tế chiếm 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu. Đây là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, được kỳ vọng trở thành hình mẫu cho phát triển thương mại khu vực và thế giới yêu cầu cao hơn trong bối cảnh lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. TPP cùng các hiệp định mà Việt Nam đã và đang đàm phán, ký kết trong tương lai mang lại khơng ít khó khăn, thách thức cho nền kinh tế trong đó có các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Cơ hội mà TPP và các hiệp định FTA mới tạo thêm xung lực cho sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là trong thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu với các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đây là những khu vực có cơng nghệ nguồn, thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua. Nếu tính đến tác động cộng hưởng của các Hiệp định này với các FTA đã ký hoặc đang đàm phán, cơ hội cịn lớn hơn nhiều vì nước ta có quan hệ thương mại tự do với 55 quốc gia trong đó có 15 nước trong nhóm G20. Những cam kết trong Hiệp định sẽ là khuôn khổ, chuẩn mực để góp phần hồn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại và thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng… Tuy nhiên các hiệp định này cũng đặt ra khơng ít khó khăn thách thức. Thách thức lớn nhất là các thương nhân trong nước sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các thương nhân nước ngoài. Hộ kinh doanh là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi tham gia sân chơi này. Phần lớn các hộ kinh doanh thiếu vốn trong khi huy động vốn từ thị trường lại kém hiệu quả do không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn vay vốn từ Ngân hàng, chủ yếu chỉ tiếp cận được vốn vay ngắn hạn. Không chỉ vậy, các hộ kinh doanh cịn thiếu lao động có trình độ, thiếu chun gia, thợ bậc cao và người lao động có kỹ thuật, nhất là ở khu vực nơng thơn. Ngồi ra, trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm tiếp cận thị trường thế giới với luật lệ và văn hóa

kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Thách thực về thực thi cũng rất lớn từ hoàn thiện hệ hệ thống pháp luật đến đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, chuyên gia kỹ thuật và pháp lý…Sức ép cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, thương nhân và quốc gia đặc biệt là cạnh tranh về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh. Trước sức ép cạnh tranh, một số doanh nghiệp nói chung và hộ kinh doanh nói riêng nên khơng vươn lên được có thể bị phát sản, một bộ phận lao động bị mất việc làm, khu vực nông nghiệp và nơng dân dễ bị tổn thương…

3.1.2 Hồn thiện pháp luật phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh

Trong suốt mấy thập kỷ của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở nước ta, tự do kinh doanh không được nhắc đến và bị xem như một phạm trù không thể chấp nhận trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhưng từ khi Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới thì quyền tự do kinh doanh đang từng bước hồn thiện. Quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện chính trị pháp lý và kinh tế. Việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh là minh chứng rõ ràng nhất cho chế độ tự do, dân chủ. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh là mục tiêu của nhà nước vì dân, là phương tiện của Nhà nước “do dân” thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh vừa là điều kiện, vừa là động lực thúc đầy phát triển kinh tế của đất nước bởi vì bằng quyền này, các chủ thể trong xã hội được giải phóng nội lực, phát huy được các tiềm năng trong xã hội. Bởi ý nghĩa quan trọng như vậy, việc hồn thiện pháp luật về kinh tế nói chung hay pháp luật về hộ kinh doanh nói riêng phải dựa trên nguyên tắc quan trọng là đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh lần đầu tiên được ghi nhận chính thức tại Điều 57 Hiến pháp 1992, kế thừa tinh thần đó, điều 33 Hiến pháp năm 2013 khẳng định người dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Luật doanh nghiệp 2014 và Luật đâu tư 2014 khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà luật khơng cấm. Việc hồn thiện pháp luật hộ kinh doanh phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, cụ thể các phương diện sau:

Một là, pháp luật hộ kinh doanh phải thể chế hóa quyền tự do kinh doanh. Pháp luật hộ kinh phải biến nhu cầu tư do kinh doanh thành một quyền pháp định tạo cơ sở cho nhu cầu tự do kinh doanh trở thành hiện thực trong cuộc sống đồng thời phải cụ thể hóa những yêu cầu của tự do kinh doanh như quyền tự do sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tự do thành lập, đăng ký kinh doanh, tự do hợp đồng….

Hai là, pháp luật hộ kinh doanh phải tạo ra những đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh. Trước hết, pháp luật phải bảo vệ những hoạt động thúc đầy tự do kinh doanh đồng thời hạn chế tối đa những hoạt động xâm phạm hoặc cản trở việc tự hiển quyền tự do kinh doanh. Ngoài ra, pháp luật hộ kinh doanh phải tạo ra các cơ chế xử lý nhanh chóng các tranh chấp phát sinh trong q trình hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, pháp luật kinh tế phải đưa ra những quy định khuyến khích, ưu đãi nhằm thúc đẩy tự do kinh doanh cũng như quy định rõ ràng những lĩnh vực hạn chế, cấm kinh doanh để đảm bảo cho người dân chủ động quyết định hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Phap luat ve ho kinh doanh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w