Tình huống tận thu titanium trên các dự án du lịch tại Bình Thuận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 83 - 84)

Theo quan sát của phóng viên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cuối tuần qua, tại bãi biển thị xã La Gi, tỉnh

Bình Thuận, bên trong diện tích đất rộng mênh mơng chạy dọc bãi biển La Gi của dự án du lịch Sài Gòn – Hàm Tân xuất hiện những chiếc máy đãi titan lớn, nằm lọt thỏm giữa những ao nước.

Trên bãi cát trắng lưa thưa vào ngọn cỏ dại, rất khó nhận ra đây là khn viên của một dự án resort 200 héc- ta với tổng vốn đầu tư lên đến 150 triệu đô la Mỹ do Cơng ty cổ phần du lịch Sài Gịn – Hàm Tân làm chủ

đầu tư. Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online sáng nay 7-7, ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài

ngun và Mơi trường tỉnh Bình Thuận thừa nhận, có 2 dự án resort qui mơ lớn là resort Sài Gòn – Hàm Tân (thị xã La Gi) và dự án resort Cảnh Viên (huyện Hàm Tân) đã tận thu titan trên diện tích đất dự án được hơn một năm nay.

Ông Giác cho biết, một số dự án resort lớn như Sài Gòn – Hàm Tân hay Cảnh Viên, trong quá trình triển khai xây dựng resort, phát hiện thấy có titan nên tỉnh đã đồng ý cho phép chủ đầu tư khai thác tận thu titan bên trong đất dự án để sớm triển khai dự án du lịch. “Nếu so với dự án được phê duyệt ban đầu, cơng trình resort Sài Gịn – Hàm Tân đã bị chậm tiến độ khoảng 2 năm”, ơng Giác nói.

Chủ đầu tư dự án resort Cảnh Viên trên diện tích 200 héc ta tại xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân cũng đã xin tỉnh cho phép khai thác titan trước khi triển khai xây dựng khu nghĩ dưỡng cao cấp, biệt thự có cả sân golf. Theo đánh giá của ơng Giác, tình hình khó khăn về vốn những năm gần đây đã khiến nhiều dự án du lịch bị

chậm triển khai. Ngồi ra, có một số dự án resort lớn nhỏ chậm triển khai nhiều năm do nhà đầu tư lấy cớ tận thu titan để kéo dài thêm thời gian, đào bới đất đai, gây ô nhiễm môi trường.

Tỉnh Bình Thuận đang rà sốt lại, nếu thấy dự án nào quá chậm sẽ thu hồi đất. Đối với tình trạng khai thác titan tại các dự án du lịch, ông Giác cho hay từ đầu tháng 7 năm nay trở đi, tỉnh sẽ không cho tận thu nữa, hối

thúc các chủ đầu tư sớm triển khai dự án du lịch.

Mặc dù cho chủ đầu tư resort tận thu titan, nhưng theo ông Giác, lợi ích mang lại cho ngân sách địa phương không lớn bởi lượng titan khai thác được chủ yếu là xuất thô sang Trung Quốc chứ không chế biến sâu theo đúng như chủ trương đề ra của Chính phủ. Hiện giá một tấn titan xuất thô sang Trung Quốc chỉ dao độngtrong khoảng 50-70 đơ la Mỹ.

Ơng Trần Thế Hùng, Phó Văn phịng UBND thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận cho biết, tồn bộ lượng titan khai thác được tại thị xã La Gi đều được xuất thơ sang Trung Quốc. Có hai cơng ty đứng ra chun đứng ra khai thác titan cho các dự án du lịch tại thị xã là Công ty Tân Quang Cường và Công ty quốc tế Hải Tinh.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online33.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)