Vòng đời các dự án và vấn đề hoàn thổ sau khi khai thác titanium

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 45 - 46)

Trung bình vịng đời các dự án titanium tận thu từ 1 – 2 năm, dự án titanium khai thác quy mô công nghiệp từ 5 – 10 năm ngắn hơn nhiều so với vòng đời các dự án du lịch. Phân tích theo khía cạnh chủ đầu tư, dự án titanium sẽ sớm thu hồi vốn hơn một dự án du lịch và do đó một dự án khai thác titanium sẽ có sức hút nhà đầu tư lớn hơn một dự án du lịch. Tuy nhiên, nhìn theo khía cạnh ngân sách và xã hội, các dự án du lịch sẽ đóng góp ngân sách ổn định và tạo việc làm cho lực lượng người lao động (trong và ngoài ngành) trong thời gian dài.

Vòng đời dự án titanium tận thu chỉ từ 1 – 2 năm nhằm mục tiêu tận thu titanium để thực hiện các dự án du lịch. Tuy nhiên, dự án HTP được chấp thuận có vịng đời dự án là 8 năm trong đó có cả việc xây dựng nhà máy tuyển tinh. Điều này mâu thuẫn với mục tiêu ban đầu của dự án vì nếu dự án titanium cịn vận hành thì việc đầu tư và kinh doanh dự án du lịch bên cạnh rất khó đạt hiệu quả vì lý do ơ nhiễm.

Một số tranh luận xung quanh cơng tác hồn thổ sau khi dự án titanium kết thúc. Liệu sau khi hồn thổ, dự án du lịch có thể triển khai thuận lợi và đảm bảo tăng thu ngân sách như mục tiêu

đã đề ra hay không? Xem xét tình huống sau khai thác titanium của tỉnh Hà Tĩnh đã được Thời báo Kinh tế Sài Gòn khảo sát trong năm 2009 cho thấy việc hồn thổ, khắc phục mơi trường sau khi các dự án titanium là khá tốn kém về thời gian và tiền bạc. Hệ sinh thái mất cân bằng sẽ cần thời gian phục hồi nguyên trạng. Xét về cơng tác hồn ngun sau khi khai thác tại Bình Thuận, ngồi việc thay đổi diện mạo địa hình của khu vực trong suốt quá trình triển khai thực hiện, dự án titanium còn tiêu thụ một lượng nước ngầm lớn hơn nhiều so với năng lực cấp nước trong khu vực. Đối với khu vực khô hạn ven biển, nguồn nước ngầm hàng ngày chỉ đủ cung cấp 1/10 nhu cầu sử dụng nước tuyển quặng. Do vậy, để đảm bảo công suất, doanh nghiệp thường sử dụng nguồn nước mặn ven biển để tuyển quặng. Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường (2009) cho thấy gần như 100% doanh nghiệp sử dụng nước biển để tuyển quặng, làm tăng chi phí đầu tư cho các dự án “sau tận thu titanium”, đặc biệt các dự án đầu tư trồng rừng và du lịch sinh thái. Như vậy, liệu các dự án du lịch sinh thái ven biển khó có thể triển khai xây dựng ngay sau khi các dự án titanium rút đi và các chi phí khắc phục mơi trường nếu khơng tính tốn kỹ sẽ vơ hình chuyển giao cho các dự án du lịch đầu tư sau đó, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả đầu tư của dự án du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)