Phân tích kinh tế, xã hội dựa trên số liệu phân tích tài chính của các dự án có điều chỉnh theo các hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế. Trong đó, giả sử phí thưởng ngoại hối (FEP) là 5%17 với giả định ổn định trong suốt vòng đời của dự án. Tỷ giá hối đoái kinh tế
VNĐ/USD là 21.525 đồng/USD. Chi phí kinh tế của vốn theo giá thực ước tính khoảng 10%.
4.2.1. Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Rừng Dương.
Giá kinh tế của dự án du lịch dựa trên nhu cầu nghĩ dưỡng và mức sẵn lòng chi trả của khách tại các khu du lịch hiện có của tỉnh Bình Thuận. Do trong giai đoạn hiện tại, các dự án du lịch tại Phan Thiết đã hoạt động hết công suất, đặc biệt giá sử dụng các sản phẩm du lịch tăng bình quân từ 10 – 20% vào thời gian cao điểm nên có xu hướng đi xa hơn khu trung tâm để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng. Giá kinh tế dự án ước tính cao hơn khoảng 10% so với giá tài chính của dự án. Dự án đầu tư hệ thống giao thông nội bộ, kết nối với hệ thống giao thông công cộng của
huyện Tuy Phong, ước tính khoảng 30 tỷ đồng, chi phí sửa chữa đường giao thơng khoảng 0,5 tỷ đồng/năm. Đầu tư hệ thống cây xanh và hệ thống thoát nước khoảng 35 triệu đồng/hecta. Xác định hệ số chuyển đổi các yếu tố (CFi), trong đó:
- Hệ số chi phí đền bù là 1.
- Hệ số chi phí sử dụng đất (tiền thuê đất) tính tốn theo lợi thế vị trí tương tự đã được Cơng ty thẩm định giá Miền Nam thẩm định đối với vị trí 1 là 376 nghìn đồng/m2, vị trí 2 là 188 nghìn
đồng/m2. Do đó, tiền thuê đất kinh tế dự án đối với nhóm đất loại 1 là 4,2 tỷ đồng/năm; nhóm
đất loại 2 là 1,42 tỷ đồng/năm.
- Hệ số công suất hoạt động là 0,9 và hệ số đơn giá hàng bán là 0,95 do chia sẻ nguồn du khách và cạnh tranh với các khu du lịch lân cận đang triển khai xây dựng.
Báo cáo ngân lưu kinh tế của dự án RDP (Chi tiết tại Bảng A.20, Phụ lục A)
Với chi phí vốn thực ước tính 10%, kết quả phân tích kinh tế cho thấy giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPVkinh tế) = 1.019 tỷ đồng (lớn hơn 0) và suất sinh lợi nội tại kinh tế của dự án (IRR) là 20,48% lớn hơn chi phí vốn kinh tế 10%. Như vậy, dự án khả thi về mặt kinh tế. Kết quả tính tốn và phân phối ngoại tác cho thấy, Chính phủ được lợi ích rịng từ dự án là 41,75 tỷ đồng.
(Chi tiết phân phối ngoại tác của dự án RDP tại Bảng A.21, Phụ lục A) 4.2.2. Dự án khai thác titanium Hòa Thắng.
Xác định hệ số chuyển đổi các yếu tố (CFi), trong đó:
- Hệ số chuyển đổi lao động theo tính tốn của Ngân hàng thế giới: Lao động có tay nghề là 1,0; lao động khơng có tay nghề là 0,7 và lao động ngành điện là 1,25.
- Hệ số chuyển đổi chi phí đền bù giải tỏa 3,75 do cùng vị trí ven biển, mức giá đền bù của dự án du lịch là 150 nghìn đồng/m2, trong khi đó dự án titanium chỉ đạt 40 nghìn đồng/m2.
- Hệ số chuyển đổi giá kinh tế của quặng titanium là 2 được tham khảo chênh lệch giữa giá tài chính và giá giao dịch trên thị trường thế giới.
- Hệ số chuyển đổi sản lượng khai thác kinh tế ước tính là 1,5 do so với cơng suất thiết kế là độ sâu của mỏ quặng từ 5 – 10m, nhưng thực tế cho thấy độ sâu của mỏ từ 15 – 20m.
- Do chênh lệch giữa tỷ giá tài chính và tỷ giá kinh tế (tỷ giá tài chính thấp hơn tỷ giá kinh tế) nên dự án tạo đã tạo ra ngoại tác tích cực cho nền kinh tế khi thu về một lượng ngoại tệ đáng kể từ thị trường thế giới.
- Để phát triển các dự án du lịch ven biển, nhà nước đã đầu tư hệ thống đường giao thơng, trong đó tuyến Phan Thiết - Mũi Né – Hịa Thắng – Bắc Bình dài 45 km với tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, với kinh phí sửa chữa thường xuyên hàng năm ước tính khoảng 5 tỷ đồng. Do chủ yếu hoạt động phục vụ vận chuyển khai thác titanium nên khoảng chi phí này được tính vào chi phí của dự án titaium HTP.
- Đất nông nghiệp trên vùng dự án có giá trị sản lượng thấp nên tác động tiêu cực lên ngành nông nghiệp không đáng kể. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lượng nước ngầm sử dụng bình quân là 6.300 m3/ngày, trong đó bơm trực tiếp từ đất là
2.520 m3/ngày. Tuy nhiên, công suất khai thác nước thiết kế của dự án gồm 3 giếng khoan với
tổng công suất là 960 m3/ngày là hồn tồn khơng đáp ứng nhu cầu tuyển quặng.
- Hệ số phát thải trong quá trình hoạt động của nhà máy gồm: bụi, COx, SOx, NOx, chì và Aldehyt. Tổng hệ số phát thải theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án khoảng 117 kg/tấn với chi phí xử lý khí CO2 (giá kinh tế) khoảng 60 USD/tấn18.
- Phóng xạ trước và sau khi tuyển quặng titanium có sự biến động lớn. Tinh quặng thành phẩm có độ phóng xạ cao gấp 50 lần so với nguyên trạng. Cường độ phóng xạ đo tại khu vực của dự án theo khảo sát của dự án HTP trong mẫu cát quặng là 0,31 mSv (gần như không ảnh hưởng đến người dân), trong mẫu quặng đãi thành phẩm là 15,7 mSv.
Bảng 4-4. Giới hạn tiếp cận và tác động phóng xạ titanium lên cơ thể người.
Đối tượng Nhóm đối tượng Liều giới hạn
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Nhân viên bức xạ A 50 mSv 150 mSv 300 mSv
Người lân cận B 5 mSv 15 mSv 30 mSv
Dân địa phương C 1 mSv
Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác ilmenit – zircon HTP.
18
Chi phí để giảm 1 tấn CO2 trung bình (năm 2009) là 40 USD/tấn, tương đương chi phí mua chứng nhận giảm phát thải (CER). Trong khi mua Quota khí thải CO2 từ các nước phát triển là 16 USD/tấn. Đề tài ước tính chi phí xử lý 1 tấn CO2 năm 2011 khoảng 60 USD/tấn. Tham khảo tại website của Báo điện từ Đại biểu Nhân dân: http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=91335
Trong đó, bức xạ nhóm 1 ảnh hưởng tồn thân, tuyến sinh dục và tủy đỏ của xương; bức xạ nhóm 2 là các cơ quan cịn lại khơng thuộc nhóm 1 và nhóm 3; bức xạ nhóm 3 ảnh hưởng đến da, mô mềm, xương, các chi trong cơ thể người. Như vậy, tinh quặng thành phẩm sẽ ảnh hưởng đến đối tượng B, C với mức độ tác động ở nhóm 1 và nhóm 2. Theo Ủy ban An tồn Bức xạ Quốc tế thì mỗi người dân tiếp xúc 1 mSV trong năm sẽ có xác suất 40% bị ung thư.
- Sau khi khai thác, dự án phải hồn ngun mơi trường và trồng rừng phi lao trên diện tích đã khai thác (15 hecta) với suất đầu tư khoảng 15 triệu đồng/hecta19.
Các hệ số chuyển đổi giúp điều chỉnh kết quả phân tích tài chính sang kết quả phân tích kinh tế.
(Báo cáo ngân lưu kinh tế của dự án HTP tại Bảng A.22, Phụ lục A)
Với chi phí vốn thực ước tính 10%, kết quả phân tích kinh tế cho thấy giá trị hiện tại rịng kinh tế (NPVkinh tế) = 1.025,91 tỷ đồng và suất sinh lợi nội tại kinh tế của dự án (IRR) cao hơn nhiều
so với chi phí sử dụng vốn kinh tế. Như vậy, dự án hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế. Tuy nhiên một số ngoại tác tiêu cực làm tăng chi phí khử nhiễm mặn khu vực khai thác mỏ và phóng xạ chưa được đưa vào tính tốn trong dự án (do thiếu dữ liệu tham khảo) là một khiếm khuyết có thể làm thay đổi kết quả dự án theo chiều hướng tăng chi phí, giảm NPV.
Kết quả tính tốn và phân phối ngoại tác cho thấy, Chính phủ được lợi ích rịng từ dự án là 1.084 tỷ đồng, người lao động là 31,6 tỷ đồng. Duy chỉ có người dân trong khu vực bị đền bù
giải tỏa là thiệt hại khoảng 11 tỷ đồng. (Chi tiết phân phối ngoại tác của dự án RDP tại Bảng
A.23, Phụ lục A).
4.2.3. So sánh kết quả phân tích kinh tế dự án RDP và dự án HTP.
Kết quả tổng hợp phân tích kinh tế dự án RDP và dự án HTP như sau:
Bảng 4-5. So sánh kết quả phân tích kinh tế dự án RDP và dự án HTP.
Chỉ tiêu so sánh Dự án KDL Rừng Dương Dự án titanium Hịa Thắng Diện tích (hecta) 93,7 20 Vòng đời dự án (năm) 20 8 NPV của dự án (tỷ đồng) 1.019,14 1.025,91 IRR E 20,48% 92,2%
MIRR
E 16,40% 37,0%
B/C 2,65 5,40
Phân phối ngoại tác rịng
Chính phủ 41,75 1.083,89
Người lao động 31,61
Người bị giải tỏa -10,86
Kết quả phân tích kinh tế cho thấy, mặc dù sử dụng diện tích đất ít hơn, vịng đời dự án ngắn hơn nhưng một dự án titanium có suất sinh lợi cao hơn hẳn. Tuy nhiên, việc tính tốn ở đây chỉ dừng lại ở mức ước lượng những ngoại tác tiêu cực cơ bản do dự án titanium mang lại (bụi, tiếng ồn, nước thải) mà chưa tính tốn, định lượng được các ngoại tác tiêu cực khác như: chi phí đầu tư hệ thống khử phóng xạ nước thải, chi phí đầu tư hệ thống khử mặn, mất cảnh quan ven biển, gây ô nhiễm vùng biển lân cận làm thiệt hại về nguồn lợi thủy sản, mất rừng phòng hộ ven biển, tăng hiện tượng cát bay và sa mạc hóa, thiệt hại việc làm cho nơng nghiệp, thủy sản và du lịch... Những ngoại tác tiêu cực này, nếu được định lượng, tính tốn đầy đủ thì một dự án titanium có thể hồn tồn khơng mang lại lợi ích như mong muốn của Chính phủ và chính quyền địa phương.