Tình huống xuất khẩu titaniu mở tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 84)

Có khoảng 10.000 tấn xỉ titan trị giá 5,8 triệu đô la Mỹ nằm chất đống trong kho ở Bình Định khơng xuất khẩu được bởi mức thuế áp cho sản phẩm này quá cao, đã đẩy giá thành vượt giá bán trên thị trường thế giới. Đây là thực trạng được ông Nguyễn Kim Phương, Giám đốc Sở Cơng Thương Bình Định phản ánh tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Công Thương diễn ra mới đây. Theo ông Phương, việc xuất khẩu xỉ tian đã bắt đầu ách tắc từ tháng 11 năm ngoái. Nguyên nhân là do mức thuế suất đối với sản phẩm này được Bộ Tài chính áp quá cao, ở mức 15%, khiến giá thành sản phẩm bị đội thêm, khó có thể xuất khẩu. Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gịn Online, ơng Phương cho biết, giá thành 1 tấn xỉ titan có hàm lượng 85% đến 90% TiO2 được các doanh nghiệp tính tốn là 550 đơ la Mỹ. Trong khi đó, giá bán hiện nay trên thị trường thế giới vào khoảng 580 đô la/tấn. Với thuế suất 15%, giá thành mỗi tấn xỉ titan đội thêm 87 đô la nên nếu xuất hàng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu lỗ 57 đô la/tấn.

Do không xuất hàng, 10.000 tấn xỉ titan có trị giá khoảng 5,8 triệu đơ la Mỹ của các doanh nghiệp đang nằm đắp chiếu trong các kho, bãi. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng lỗ nặng do vốn ứ đọng trong khi vẫn phải lo trả lãi tiền vốn vay đầu tư sản xuất. Hiện đã có 3 nhà máy tại đây đồng loạt ngưng hoạt động để cắt lỗ. Đại diện

Sở Cơng Thương Bình Định cho rằng, biểu thuế suất hiện đang được Bộ Tài chính áp cho xỉ titan là bất hợp lý, đánh đồng với quặng titan và tinh quặng titan, xuất phát từ việc hiểu không chuẩn xác về sản phẩm.

Theo ông Phương, những khoáng vật từ các mỏ sa khoáng hoặc mỏ quặng gốc sau khi khai thác, tuyển tách để loại bỏ tạp chất theo các phương pháp khác nhau mới gọi là quặng titan và tinh quặng titan và có hàm lượng tối đa từ 52% - 54% TiO2. Trong khi đó, để có xỉ titan hàm lượng TiO2 từ 85% trở lên phải thông qua công nghệ luyện kim ở từng mức độ khác nhau, tốn kém chi phí vật liệu phụ, năng lượng… “Vì thế, Bộ Tài chính “đánh đồng” quặng titan - tinh quặng titan với sản phẩm đã qua chế biến có chung một mức thuế suất thì quả thật quá bất hợp lý” - ơng Phương nói.

Sở Cơng Thương Bình Định và các doanh nghiệp sản xuất xỉ titan trên địa bàn tỉnh này đã nhiều lần có văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Cơng Thương, đề nghị được áp mức thuế suất xuất khẩu xỉ titan từ 0% đến 3%. Bộ Công Thương đề nghị mức 5% . Tuy nhiên, Bộ Tài chính chỉ điều chỉnh mức thuế suất từ 18% xuống 15%.

Cũng theo ông Phương, thêm một điều bất hợp lý nữa là trong khi sản phẩm xỉ titan là mặt hàng ít có nhu cầu sử dụng trong nước (sử dụng sản xuất que hàn, sản lượng 300 tấn/năm), khơng ưu tiên nhập khẩu thì lại được Bộ Tài chính áp mức thuế nhập khẩu 0%.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online34

33

Tham khảo bài viết tại website của Thời báo Kinh tế Sài Gòn: http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/56766/

34

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)