Tổng hợp tiêu chí đánh giá ngành titanium và du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 49 - 51)

Dựa trên các tiêu chí đánh giá, kết quả phân tích và so sánh của ngành titanium và du lịch để tổng hợp ưu thế của từng ngành. Trong đó, tiêu chí mà ngành có đóng góp hoặc có ưu thế nổi trội hơn được tính 1 điểm, ngành cịn lại khơng tính. Kết quả tổng hợp các tiêu chí đánh giá của cả hai ngành titanium và du lịch như sau:

Bảng 4-8. Bảng tổng hợp các tiêu chí đánh giá của ngành titanium và du lịch.

Tiêu chí Titanium Du lịch GDP thực tế 0 +1 Lao động 0 +1 TFP2009 +1 0 NPVbình quân dự án/hecta +1 0 B/C +1 0 Vòng đời dự án +1 0

Thu ngân ngân sách 0 +1

Hiệu quả sử dụng đất 0 +1

Hiệu quả sử dụng nước ngầm 0 +1

Mơi trường (khí thải, phóng xạ) 0 +1

Tổng cộng +4 +6

Kết quả cho thấy ngành du lịch có ưu thế tổng hợp, có tính bền vững trong việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế, việc làm, ổn định môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn ngành titanium. Tuy nhiên, bản thân từng dự án khai thác titanium cũng mang lại lợi ích nhất định của nền kinh tế. Do vậy, việc xem xét, thu hẹp diện tích khai thác titanium đồng thời tăng đầu tư trong việc nâng cao kỹ thuật công nghệ để chế biến sâu, giảm thiểu tác động môi trường là cần thiết trước khi quyết định đầu tư mở rộng các dự án khai thác titanium trên địa bàn tỉnh.

Chương 5.

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận.

Để trả lời cho câu hỏi “Lựa chọn ưu tiên phát triển ngành titanium hay ưu tiên phát triển

ngành du lịch là tối ưu cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững tỉnh Bình Thuận?” bài viết

đã gợi mở một số điểm như sau:

1. Cùng vị trí xuất phát điểm như nhau nhưng ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo nhiều việc làm, cải thiện môi trường sống và kéo theo nhiều ngành nghề phụ trợ phát triển. Đây là ngoại ứng tích cực khi phát triển du lịch sinh thái: mơi trường cải thiện, phát triển ngành dịch vụ phụ trợ nghề (thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu thủy sản tại chổ, gia tăng giá trị sử dụng đất ven biển…) Kinh nghiệm phát triển ngành du lịch cho thấy, giá trị sử dụng đất ven biển càng tăng nếu khu vực đó có nhiều khu resort liên kế, có nhiều dịch vụ giải trí và đa dạng hóa sản phẩm. Thực tế cho thấy, các khu resort ở khu vực Hàm Tiến, Mũi Né luôn được nhà đầu tư đánh giá cao hơn hẳn so với khu vực mới phát triển ở phía Nam Phan Thiết. Mặt khác, đối với một địa phương còn phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách của Chính phủ thì việc gia tăng giá trị từ đất đồng nghĩa với việc gia tăng nguồn thu cho tỉnh và giảm bớt gánh nặng trợ cấp của Trung ương. Như vậy, xét về lợi ích của “3 nhà”, ngành du lịch mang lại

nguồn thu cho nhà nước, tạo việc làm cho người dân và lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.

2. Trong khi đó, điều kiện phát triển ngành khai thác titanium lại vô cùng khó khăn với nhiều yêu cầu, tiêu chuẩn về môi trường. Ngành công nghiệp titanium là ngành mới, trên thế giới có rất ít nghiên cứu phát triển các ứng dụng và chi phí chuyển giao cơng nghệ khá cao nên ở Bình Thuận chủ yếu khai thác, sơ chế (hàm lượng TiO2 thấp) nên giá trị gia tăng khơng cao. Những đóng góp của ngành titanium về kinh tế rất đáng kể nếu tỉnh Bình Thuận khơng có ưu thế trong phát triển du lịch21.

Titanium và du lịch – bên nào nặng hơn? Lịch sử phát triển cho thấy, Bình Thuận có nhiều lợi

thế để phát triển du lịch nghĩ dưỡng cao cấp nhờ đặc điểm địa hình tự nhiên, gần trung tâm kinh tế lớn (thành phố Hồ Chí Minh) và là trung tâm của cụm du lịch TPHCM – Đà Lạt – Nha Trang – Vũng Tàu. Sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận phụ thuộc nhiều vào ngành du lịch do ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.

Việc tạm dừng các dự án kinh tế xã hội của tỉnh trên diện tích chồng lấn diện tích thăm dị trữ lượng khai thác titanium của Chính phủ gây thiệt hại lớn đến việc phát huy nội lực phát triển kinh tế của tỉnh. Kết quả phân tích lợi ích – chi phí cho thấy, ngành du lịch có đóng góp cơ bản và ổn định cho nền kinh tế, tạo việc làm, tăng giá trị sử dụng đất, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và không tác động nhiều đến môi trường. Trong khi đó, các dự án titanium tuy có vịng đời dự án ngắn, suất sinh lợi cao nhưng tác động nhiều đến môi trường và các chi phí về mơi trường chưa được tính tốn đầy đủ trong giai đoạn thẩm định, cấp phép khai thác nên chưa phản ánh được sự công bằng của dự án đối với phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)