Phân tích hiệu quả sử dụng đất của dự án du lịch và dự án titanium

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 46 - 48)

4.5.1. Vị trí sử dụng đất của các dự án du lịch.

Vị trí của dự án du lịch có vai trị quyết định trong việc thu hút khách và doanh thu của dự án. Thông thường một dự án du lịch ven biển có các 3 vị trí như sau:

Hình 4-1. Các vị trí của các dự án du lịch ven biển.

BIỂN ĐƠNG

Đường giao thơng ven biển

Vị trí 1 Khu dịch vụ phụ trợ Vị trí 2 Vị trí 2 Phụ trợ 1 Phụ trợ 2 Vị trí 3 Phụ trợ 2 Phụ trợ 1 Bãi tắm công cộng

- Đối với vị trí 1, diện tích phần lân cận có thể đầu tư dự án du lịch và phần diện tích đất đối diện đường giao thơng ven biển có thể sử dụng làm khu phụ trợ cho ngành du lịch như: café shop, cửa hàng thủ công mỹ nghệ, nhà nghỉ, nhà hàng ăn tư nhân, dịch vụ lữ hành… Mơ hình phát triển du lịch theo vị trí 1 hiện nay phổ biến ở khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né.

- Vị trí 2 tương tự như vị trí 1 đối với các dự án du lịch nằm hai bên đường giao thông ven biển, các khu du lịch và các khu phụ trợ có thể xây dựng ở 2 bên. Loại hình này phổ biến ở những nơi có diện tích mặt biển thấp như Hòn Rơm, Tiến Thành, Kê Gà.

- Vị trí 3 dành cho các khu du lịch tận dụng đất quy hoạch các khu bãi tắm cơng cộng. Các vị trí này thường nằm trong lịng các khu du lịch trung tâm như: Phan Thiết, Mũi Né.

(Hướng phát triển của du lịch từ 2006 – 2010 tham khảo Hình B.2, B.3, Phụ lục B) 4.5.2. Vị trí sử dụng đất của các dự án titanium.

Vị trí đầu tư các dự án titanium ven biển có thể có 3 vị trí như sau:

Hình 4-2. Các vị trí của các dự án titanium ven biển.

- Vị trí A, khai thác ven biển, phần đất bên trong, đối diện dự án thường là đất trống hoặc được chủ đầu tư tận dụng làm sân phơi.

- Vị trí B, tương tự như vị trí A, các phần đất lân cận không thể đầu tư các dự án du lịch và thiếu các cơng trình phụ trợ do nhu cầu mua sắm thấp.

- Vị trí C nằm bên trong đường giao thông ven biển, tuy nhiên phần khu vực ven biển là khu vực dùng để xả thải nước sau khi tuyển quặng. Phần diện tích lân cận khơng sử dụng đầu tư các loại hình phụ trợ nào khác.

(Kết quả sử dụng đất của ngành tianium từ 2006 – 2010 tham khảo Hình B.4, Phụ lục B)

BIỂN ĐƠNG

Đường giao thơng ven biển

Vị trí A Đất trống (Sân phơi) Vị trí B Vị trí B Đất trống Đất trống Vị trí C Đất trống Đất trống Khu xả thải

4.5.3. So sánh hiệu quả sử dụng đất của dự án du lịch và titanium.

Cùng một vị trí ven biển, dự án khai thác titanium khơng có ngoại tác tích cực đến các ngành dịch vụ phụ trợ như các dự án du lịch ven biển. Do đó, giá trị bình qn của một dự án du lịch thường tăng đều qua các năm. So sánh giá tính tiền thuê đất20 của dự án du lịch (Phúc Khê,

Huyền Trang) khu vực Thuận Quý (khu vực đang phát triển du lịch ở Hàm Thuận Nam) bình quân 376 nghìn đồng/m2 đối với vị trí 1 và 188 nghìn đồng đối với vị trí 2. Trong khi giá đất

bình qn của dự án du lịch (Thùy Trang) ở khu vực đã phát triển du lịch (Mũi Né, Phan Thiết) bình quân là 2,47 triệu đồng/m2 đối với vị trí 1. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất du lịch đứng

trên khía cạnh ngân sách hiệu quả hơn đất dành cho việc sử dụng khai thác titanium.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH khai thác titanium và du lịch, lựa chọn nào là ưu tiên cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh bình thuận (Trang 46 - 48)