DỊCH VỤ CHO VAY 19 

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân, nghiên cứu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 31 - 34)

3.2.1. Khái niệm dịch vụ cho vay:

Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín

dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi”.

Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Do đó dịch vụ cho vay là một bộ phận của cấp tín dụng hay nói cách khác cho vay là một hình thức cấp tín dụng. Dịch vụ tín dụng và dịch vụ cho vay giống nhau

20

ở điểm đều là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hồn trả.

Tổ chức tín dụng được thỏa thuận việc áp dụng các phương thức cho vay với khách hàng vay, các phương thức cho vay thường được sử dụng như sau:

- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh tốn tiền mua hàng hố, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh tốn của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

3.2.2. Nguyên tắc vay vốn:

Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng:

Về phía ngân hàng, trước khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay khơng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ sau này. Về phía khách hàng, việc sử

21

dụng vốn vay đúng mục đích góp phần nâng cao mục đích sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng và củng cố quan hệ vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng sau này (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: Bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền

sử dụng vốn vay cho nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi (Nguyễn Minh Kiều, 2006).

3.2.3. Điều kiện cho vay:

Để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mãn một số điều kiện vay nhất định bao gồm:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có mục đích vay vốn hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

3.2.4. Thẩm định và quyết định cho vay:

Để có căn cứ ra quyết định cho vay, các tổ chức tín dụng đều xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi thẩm định, tổ chức tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. Về cơ bản, khả năng trả nợ vay của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi:

- Tình hình tài chính của khách hàng vay vốn.

- Tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. - Thái độ của khách hàng đối với việc hoàn trả nợ vay.

22

3.2.5. Bảo đảm tiền vay:

Bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện được bằng tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. Để bảo đảm tiền vay có hiệu quả đòi hỏi phải đảm bảo các điều kiện:

- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.

- Tài sản dùng để bảo đảm nợ vay phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ. - Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm

bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay cá nhân, nghiên cứu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh long an (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)