Sơ lược về Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu rượu vang đà lạt của công ty cổ phần thực phẩm lâm đồng tại TP HCM giai đoạn 2018 2022 (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng và thương hiệu rượu

2.1.1. Sơ lược về Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng

Hình 2.1: Logo của cơng ty

(Nguồn: www.ladofoods.vn)

Tên cơng ty: Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng Tên quốc tế: LamDong Foodstuffs JSC

Tên viết tắt: LADOFOODS

Trụ sở chính: 31 Ngơ Văn Sở, P9, TP.Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng

Điện thoại – Fax: 063.3520.290 – 063.3825.291 Website: www.ladofoods.vn

Vốn điều lệ: 146,5 tỷ đồng (2016)

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Cơng ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng trước đây là Công ty Thực phẩm Lâm Đồng được thành lập dựa trên sự sáp nhập của hai đơn vị đó là: Xí nghiệp rượu Đà Lạt và Xí nghiệp Thực phẩm Đà Lạt dựa trên quyết định 288/QĐ/UB/TC ngày 8/6/1990 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

 Năm 1992, Công ty thực phẩm Lâm Đồng là đơn vị doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 985/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng.  Ngày 26/03/2003, đơn vị doanh nghiệp nhà nước Công ty thực phẩm Lâm

Đồng được cổ phần hóa theo quyết định số 179/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng.

 Tháng 04/2004: Mở rộng thêm một phân xưởng chế biến Điều xuất khẩu Đạ Lây tại huyện Đạ Tẻh.

 Tháng 08/2008: Công ty cổ phần thực phẩm Lâm Đồng góp vốn với cơng ty PP Import - Export (Pháp).

 Tháng 02/2012, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC đã bán hết vốn nhà nước cho cổ đông.

 Tháng 08/2012, thành lập Công ty TNHH MTV Ladofoods, với chức năng chuyên trách việc tiêu thụ sản phẩm rượu của công ty và mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại.

 Tháng 08/2015, thành lập công ty TNHH Ladora Farm Ninh Thuận để phát triển vùng nguyên liệu, cung cấp cho chế biến các sản phẩm rượu của công ty, tiến hành mơ hình trồng nho rượu theo phương pháp BIO của châu Âu.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng

Cơ cấu tổ chức cơng ty như sau (được minh họa trong hình 2.2 bên dưới).

Đại hội đồng cổ đơng:

Tổng số cổ phần có quyền biểu quyết: 14.657.150 cổ phần. Cổ đông là cá nhân nắm giữ: 1.980.125 cổ phần.

Cổ đông là tổ chức nắm giữ: 12.677.025 cổ phần.

Tổng số cổ đông chốt danh sách đến ngày 12/04/2018: 262 cổ đông.

Hội đồng quản trị: Có thể nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Các thành viên Hội đồng quản trị bao gồm:

Chủ tịch: Ông Đỗ Thành Trung

Phó chủ tịch: Ơng Nghiêm Văn Thắng Ủy viên: Nguyễn Thị Kim Anh

Ban Tổng Giám đốc: Quản lý điều hành tất cả các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của cơng ty.

Tổng giám đốc : Ơng Nguyễn Hữu Thụy

Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy

Nguồn: Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Lâm Đồng

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát được bầu từ Đại hội đồng cổ đơng, và nhiệm

vụ chính của Ban kiểm sốt là giám sát Hội đồng quản trị, cũng như Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty, kiểm tra về tính trung thực của sổ sách và tính hợp pháp trong hoạt động của cơng ty. Ban kiểm sốt bao gồm 2 thành viên:

Trưởng ban: Bà Phạm Thị Thủy Phó ban: Ơng Trần Việt Thắng

Ban Kiểm sốt nội bộ:

Ban Kiểm soát nội bộ hoạt động dưới sự quản lý điều hành của Hội Đồng Quản Trị, chức năng, nhiệm vụ do Hội Đồng Quản Trị quy định, quỹ lương của Ban kiểm soát nội bộ do Hội Đồng Quản Trị quyết định về mức và nguồn chi.

Phịng Tài chính – Kế tốn:

Phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro tài chính, theo dõi lợi nhuận và chi phí, điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính. Dự báo những yêu cầu tài chính, chuẩn bị ngân sách hàng năm, lên kế hoạch chi tiêu, phân tích những sai biệt, thực hiện động tác sửa chữa. Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thơng tin tài chính. Phân tích đầu tư và quản lý danh mục đầu tư. Nắm bắt và theo dõi thị trường chứng khoán liên quan đến các hoạt động công ty. Thiết lập và duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan. Theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đề ra. Tổ chức hệ thống hạch tốn kế tốn tồn cơng ty. Lập báo cáo tài chính kế toán theo quy định của luật kế toán. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn nghĩa vụ tài chính, kế tốn tại các công ty thành viên.

Phịng Nhân sự - Hành chính:

Cơng tác văn phịng: Đối nội: công tác nội vụ của cơ quan, tiếp nhận, tổng

hợp thông tin. Xử lý các thông tin theo chức năng, quyền hạn của phòng.

Đối ngoại: tiếp khách, tiếp nhận tổng hợp các thông tin từ bên ngoài đến cơng ty. Xử lý các thơng tin đó theo chức năng, quyền hạn của mình.

Tổ chức hội nghị và các buổi tiếp khách của công ty. Soạn thảo văn bản, trình Tổng giám đốc ký các văn bản đối nội, đối ngoại và phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về giá trị pháp lý của văn bản đó. Phát hành, lưu trữ, bảo mật con dấu cũng như các tài liệu đảm bảo chính xác, kịp thời, an tồn.

Công tác tổ chức, chế độ chính sách: Tuyển dụng, quản lý nhân lực, điều động, thuyên chuyển người lao động. Quản lý hồ sơ và công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, phó phịng cơng ty thành viên trở lên. Giải quyết các chế độ

chính sách đối với người lao động theo luật định và quy chế công ty. Theo dõi công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật của công ty. Lưu giữ và bổ sung hồ sơ cán bộ công nhân viên kịp thời, chính xác. Là thành viên thường trực trong hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, hợp đồng lương, khoa học kỹ thuật. Tổ chức các lớp học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức, nâng bậc thợ cho người lao động.

Công tác pháp chế: Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định

của Tổng công ty tại các phịng chức năng và các cơng ty thành viên. Hỗ trợ pháp lý cho các bộ phận, công tác bảo hộ lao động, công tác bảo vệ, công tác phục vụ: bếp ăn tập thể, đưa rước cán bộ công nhân viên, tạp vụ…

Thực hiên các nhiệm vụ khác có tính đột xuất theo lệnh của Tổng giám đốc công ty. Hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra giám sát cơng tác hành chính, nhân sự tại các cơng ty thành viên có 100% vốn sở hữu của cơng ty.

Phịng Nghiên cứu và Phát triển (R&D):

Quản lý công nghệ, tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc công ty về các lĩnh vực: cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới. Xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sản phẩm và thiết kế sản phẩm mới. Phối hợp với các phòng chức năng xây dựng và triển khai thực hiện các đề án định hướng nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chiến lược, ngành hàng mới theo định hướng của Tổng giám đốc công ty. Phối hợp với bộ phận marketing về định hướng sản phẩm, đào tạo kiến thức vang, hỗ trợ các chương trình thử rượu.

Chịu trách nhiệm về thành phẩm ghi nhãn, tham gia xây dựng quy cách bao gói, chủng loại bao bì, phối hợp với phịng quản lý chất lượng xây dựng quy trình kiểm sốt từ ngun liệu đến thành phẩm. Tổ chức hướng dẫn, đào tạo chuyển giao các quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm mới cho các nhà máy.

Phòng Cung ứng - Xuất nhập khẩu:

Lập kế hoạch tháng, quý, năm theo kế hoạch sản xuất được duyệt và tổ chức cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất rượu và vật tư, công cụ dụng cụ

phục vụ cho marketing và sản xuất tại các cơng ty thành viên khi có u cầu. Hỗ trợ hồ sơ pháp lý liên quan đến công tác xuất nhập khẩu cho các cơng ty thành viên khi có u cầu. Lập hạn mức dự trữ tồn kho hợp lý.

Phòng Quản lý chất lượng:

Thực hiện công tác quản lý bảo hành chất lượng (QA) và kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, nguyên liệu, trái cây, bán thành phẩm, thành phẩm (QC) (gồm đầu vào, lưu kho, đầu ra). Thực hiện kiểm tra, kiểm sốt hóa chất phục vụ cho sản xuất sản phẩm, vệ sinh công nghiệp, xử lý môi trường... Thực hiện và quản lý các hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm theo luật định. Thực hiện và quản lý về chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo luật định. Thực hiện và quản lý việc chứng nhận và áp dụng hệ thống mã số mã vạch sản phẩm. Thực hiện và quản lý việc xin cấp các bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Thực hiện xây dựng, áp dụng và kiểm sốt việc duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO - HACCP.

Thực hiện và quản lý các hồ sơ về quản lý mơi trường (nước xả thải, khí thải, chất thải nguy hại, nguồn nước ngầm…). Tham mưu và thực hiện các báo cáo cho cơ quan chức năng theo luật định. Thực hiện việc kiểm tra, phân tích, đánh giá và kiến nghị các hoạt động có liên quan đến chất lượng sản phẩm trong sản xuất. Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thơng…Tham gia đào tạo cảm quan rượu cho nhân viên PG, đội ngũ bán hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu rượu vang đà lạt của công ty cổ phần thực phẩm lâm đồng tại TP HCM giai đoạn 2018 2022 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)