CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần thực phẩm Lâm Đồng và thương hiệu rượu
2.1.3. Thị trường rượu vang Việt Nam
Theo thống kê của Hiệp hội Rượu Bia và Nước giải khát Việt Nam, hiện cả nước có hơn 15 doanh nghiệp sản xuất và đóng chai rượu vang với sản lượng mỗi năm tăng khoảng 12 – 13 triệu lít. Trước tiềm năng rất lớn của thị trường, sự khởi sắc của mãi lực hiện tại, đặc biệt là nhu cầu về chất lượng và niềm tin của công chúng, gần đây, thị trường đang chứng kiến một diễn biến khá thú vị: Vang Việt được ủng hộ và tìm kiếm.
Nếu như trước đây, thị trường có mặc định rằng vang nội khơng ngon, kém chất lượng và uy tín, chỉ dành cho phân khúc giá rẻ thì gần đây, những nỗ lực mạnh mẽ của một số nhà làm vang chuyên nghiệp hiếm hoi của Việt Nam đã thực sự nhận được sự thấu hiểu và cổ vũ của người tiêu dùng. Đó là những doanh nghiệp có đầu tư dài hạn và nghiêm túc để theo đuổi định hướng làm vang chuyên nghiệp đích thực. Họ nỗ lực gầy dựng từ vùng nguyên liệu trồng nho vang cao cấp ngay tại các địa phương có thổ nhưỡng phù hợp ở Việt Nam, trang bị những quy trình, cơng nghệ làm vang theo đúng chuẩn mực của các quốc gia làm vang nổi tiếng cho đến đào tạo đội ngũ nhân sự mới và mời gọi lực lượng chuyên gia uy tín từ châu Âu về. Quan sát thị trường vang hiện nay, nhiều chuyên gia quốc tế cũng bày tỏ sự ngạc nhiên khi chứng kiến quy mô đầu tư rất lớn, mức độ chuyên nghiệp cao và năng lực làm vang thực thụ của một số nhà làm vang Việt. Theo họ đến nay, Việt Nam đã xuất hiện doanh nghiệp làm vang có quy mơ lớn với những sản phẩm có chất lượng. Ngồi ra, các thương hiệu rượu vang nổi tiếng trên thế giới xuất hiện ở thị trường vang Việt Nam ngày càng nhiều.
Từ năm 2004 cho đến nay, theo số liệu được khảo sát bởi Tổng cục Thống kê, lượng rượu vang nhập khẩu vào nước ta tăng khoảng 25%/năm. Vào năm 2010, tổng kim ngạch rượu vang nhập khẩu tăng 85% so với năm 2009, ở mức 53,2 triệu USD. Pháp là nước dẫn đầu trong số các nước xuất khẩu rượu vang sang thị trường Việt Nam, tiếp theo là rượu vang Chile, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ… Số lượng rượu vang của các hãng này đang có xu hướng tăng đáng kể lên theo từng năm.
Năm 2017, mặc dù nền kinh tế không thuận lợi, tuy nhiên sản lượng nhập khẩu rượu vang của Pháp, Ý vào Việt Nam chiếm đến 20%. Thị trường Việt Nam được các hãng sản xuất rượu vang của Italia, Pháp nhắm đến bởi tốc độ tăng trưởng của thị trường lên đến 10% năm, tiềm năng nhất của khu vực châu Á.