Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trưởng thành

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ. ThS. Nguyễn Thị Mùi (Trang 33 - 36)

1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.6.Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trưởng thành

1.6.1. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi trưởng thành

Tuổi 15-18, thời kỳ dậy thì kết thúc, về hình thái và chức năng, cơ thể đã phát triển và đã căn bản hình thành. Tuổi 18-22 cơ thể bước vào tuổi trưởng thành.

Hệ thần kinh: Các biểu hiện cơ bản của hoạt động thần kinh cao cấp hoàn thiện,

Hệ thống tín hiệu thứ hai phát triển mạnh và có ưu thế so với hệ thống tín hiệu thứ nhất, Khả năng tư duy, phân tích tổng hợp, trìu tượng hóa và khả năng giao tiếp ngày càng được hoàn thiện, làm sự nhận thức mở rộng. Độ linh hoạt của các quá trình thần kinh, hưng phấn và ức chế được cân bằng. Các loại hình hoạt động thần kinh thể hiện ra rõ rệt. Sự phối hợp động tác đạt được tới kỹ xảo.

Trao đổi chất và năng lượng: Đặc điểm chính của lứa tuổi này là sự phát triển hình

thành cơ thể ở lứa tuổi này diễn ra chậm. Nhu cầu về đường, đạm, mỡ, nước, muối khống ít hơn so với tuổi dậy thì. Sự trao đổi đường tốt hơn ,cơ thể người trưởng thành có thể huy động nguồn đường dự trữ nhanh hơn và duy trì cường độ cao trong hoạt động, tuổi này lượng đường huyết giảm chậm hơn trong tập luyện và thi đấu thể thao căng thẳng. Nhu cầu về nước ở lứa tuổi 18 là 40-50g/ kg trọng lượng/ngày, trong khi ở trẻ em 6-8 tuổi nhu cầu về nước là 100-110g/kg/ngày; 14 tuổi là 70-80g. Nước chiếm gần 80% trọng lượng cơ thể trẻ em và giảm dần đến 68-72% ở tuổi trưởng thành.

Trao đổi năng lượng trong điều kiện yên tĩnh (Chuyển hoá cơ sở) giảm hơn ở trẻ em, ở 1 tuổi chuyển hố cơ sở trung bình bằng 3,5kcal/m2 giờ; 10 tuổi là 4,6 8kcal/ m2 giờ; 15 tuổi -4,2; 20 tuổi là 3,8kcal/ m2 giờ.

Hệ vận động :

+ Hệ xương: Bắt đầu giảm tốc độ phát triển. Cột sống đã ổn định hình dáng và

hồn thiện .

+ Hệ cơ: Cùng với lứa tuổi khối lượng cơ tăng dần, tuy nhiên sự tăng trưởng cơ xảy ra không đều, trong 15 năm đầu, sự tăng trưởng của cơ vào khoảng 9%, còn 2- 4 năm sau là 12%, ở người trưởng thành là 40%. Từ 4-20 tuổi khối lượng cơ tăng lên 7- 8 lần, sức mạnh tối đa của các của các nhóm cơ khác tăng 9-14 lần. Các cơ lớn phát triển tương đối nhanh, các cơ co phát triển chậm hơn các cơ duỗi, đặc biệt các cơ duỗi ở nữ.

25

Buồng tim phát triển tương đối hồn chỉnh. Các kích thước tuyệt đối cũng như tương đối của tim ở mức cao hơn trẻ em. Ví dụ trẻ em 1 tuổi có trọng lượng tim tuyệt đối khoảng 41g; 8-10 tuổi 96g; 15 tuổi 200g và 18-20 tuổi khoảng 300g.

Tần số co bóp của tim ở người trưởng thành giảm hơn ở trẻ em. Ở trẻ sơ sinh khoảng 135-140 lần/phút, đến 14-16 tuổi tần số này giảm còn 70-78 lần, lứa tuổi 18-20 nam khoảng 70-80 lần /phút và của nữ khoảng 75-85 lần /phút.

Phản ứng của hệ tuần hoàn trong vận động tương đối rõ ràng, nhưng sau vận động lớn mạch và huyết áp hồi phục nhanh chóng .

Thể tích phút của dịng máu tính trên 1kg trọng lượng (thể tích phút tương đối) giảm dần theo lứa tuổi. Khi 8 tuổi chỉ số này khoảng 85-90ml; khi 15 tuổi chỉ số này vào khoảng 79ml. Tuổi trưởng thành giảm xuống 60ml .

Thể tích tâm thu tối đa ở lứa tuổi 8-9 tuổi là 70ml; 10 -11 là 100ml, lứa tuổi trưởng thành là 120-140ml.Trong các hoạt động căng thẳng thể tích phút của lứa tuổi 18-22 có thể đạt tới mức 24-28lít/phút.

Huyết áp tăng dần cùng với lứa tuổi, huyết áp tối đa ở trẻ sơ sinh là 65-70mmHg; khi 15 tuổi sẽ tăng lên khoảng 100-110mmg; ở người trưởng thành là 110-130 mmHg. Huyết áp tối thiểu của trẻ 1 tuổi chỉ khoảng 35-40 mmHg, đến 15-16 tuổi tăng 80-95 mmHg; ở người trưởng thành là khoảng 70-90mmHg. Sự tăng huyết áp trong hoạt động thể lực của tuổi này tốt hơn so với trẻ em. Hoạt động thể lực làm tăng huyết áp. Ví dụ, trong hoạt động với công suất tối đa, huyết áp tối đa của trẻ em 10-11 tuổi tăng 30-32 mmHg.Trong khi ở lứa tuổi 18-20 trung bình khoảng 50 mmg.

Hệ hơ hấp : Đã phát triển tương đối hồn thiện

Tần số hơ hấp giảm hơn ở trẻ em, tần số hô hấp của trẻ 7-8 tuổi là 20-25 lần /phút và giảm dần ở tuổi trưởng thành khoảng 16-20 lần .

Độ sâu hơ hấp (khơng khí lưu thơng) ở trẻ em 7-8 tuổi vào khoảng 160-280 ml, trong khi đó ở tuổi trưởng thành vào khoảng 450- 500 ml, tức là gấp 2-3 lần.

Dung tích sống của nam khoảng 3500 ml, của nữ vào khoảng 2800ml ,cao hơn so với trẻ em. Tuy nhiên nếu tính dung tích sống tương đối, tức là dung tích sống/1kg trọng lượng cơ thể thì trẻ em có trị số cao hơn của người trưởng thành.Ví dụ trẻ em tuổi 14 có dung tích sống tương đối là 120ml/1kg trọng lượng, trong khi ở người trưởng thành là 80ml/1kg trọng lượng .

26

Thơng khí phổi khoảng 9-10 lít. Trong hoạt động thơng khí phổi tối đa là khoảng 100 lít/phút, cao hơn so với trẻ em.

Hấp thụ ô xy trong yên tĩnh của người trưởng thành cao hơn so với trẻ em. Trẻ em chịu đựng thiếu ơ xy kém hơn, vì vậy thời gian nín thở ngắn hơn so với người trưởng thành. Ở trẻ em 10-11 tuổi, hấp thụ ô xy trong hoạt động thể lực tăng lên 10 lần so với mức chuyển hóa cơ sở trong khi người trưởng thành có thể tăng 15 -16 lần.

Hệ máu: Khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng cơ thể của người trưởng thành

thấp hơn ở trẻ em, lượng máu của nam nhiều hơn nữ, lượng hồng cầu cũng thấp hơn ở trẻ em. ở trẻ 1 tuổi trong 1mm3 máu có khoảng 5- 6,5 triệu hồng cầu, sau đó số lượng hồng cầu giảm dần, lượng hồng cầu của người trưởng thành nam là 5,11triệu /1mm3 máu, ở nữ khoảng 4,6 triệu /1mm3 máu bạch cầu trong máu của người trưởng thành cũng ít hơn của trẻ em. Bạch cầu trong máu của trẻ sơ sinh khoảng 10.000-15.000/1mm3 máu sau đó cũng giảm dần và ở người trưởng thành vào khoảng 6000-8000/1mm3 máu. Hoạt động cơ bắp làm cho hệ máu có những thay đổi nhất định. Sau thời gian tập luyện lâu dài và căng thẳng, độ nhớt của máu ở người trưởng thành thấp hơn so với trẻ em. Sau các hoạt động với thời gian ngắn, lượng hồng cầu của trẻ em tăng ít hơn ( 8-13%); cịn sau các hoạt động kéo dài lại giảm đi và hồi phục chậm hơn người trưởng thành.

1.6.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi trưởng thành

Ở lứa tuổi này thế giới quan tự ý thức, tính cách đạo đức hướng về tương lai, đầy đủ yêu cầu sang tạo mong cho cuộc sống tốt đẹp.

Hứng thú đã phát triển rõ rệt và hồn thiện có tính chất bên vững, sâu sắc và phong phú. Hứng thú rất năng động sẵn sang đi vào lĩnh vực mình ưa thích do thái độ tự giác tích cực trong cuộc sống hình thành từ động cơ đúng đắn.

Tình cảm đi đến hồn thiện, biểu hiện những nét u q, tơn trọng mọi người, biết kính trên nhường dưới.

Trí nhớ phát triển hồn thiện, đảm bảo nhớ một cách có hệ thống, logic, tư duy chặt chẽ.

Các phẩm chất ý chí được kiên định.

Sự phát triển nhân cách: phát triển và tồn tại độc lập như một thành viên trong xã hôi và lấy chuẩn của những người đã trưởng thành làm mục tiêu phấn đấu cho bản thân

27

mình. Bắt đầu thể hiện sự phản ứng công khai với sự quản lý của cha mẹ. Có xu hướng coi trọng mối quan hệ bạn bè hơn là mối quan hệ xã hội nói chung.

Thích xây dựng mối quan hệ thân thiết với người khác giới, thích gần gũi với những người lớn tuổi có học thức và lại hiểu họ.

Sự phát triển về trạng thái tình cảm: Rất nhạy cảm với những vấn đề của bản thân, có xu hướng thích sử dụng bạo lực và ln vươn tới sự hoàn thiện, hay dao động và dễ nổi cáu nhưng cũng mau lấy lại sự bình tĩnh. Nhìn chung đã biết suy nghĩ và định hướng cho tương lai, hưng phấn cao khi được thành công, sự thân ái chan hoà với bạn bè và biết rút ra những bài học kinh nghệm từ những thất bại mắc phải.

Sự phát triển trí tuệ: đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là theo đuổi hoạt động trí tuệ và thực hiện quá trình hệ thống hố kiến thức đã học. Năng khiếu thẩm mỹ đã được nâng cao. Nam thanh niên có xu hướng chuyển đọc từ các truyện phiêu lưu mạo hiểm sang đọc các thơng tin khoa học. Thích tìm hiểu những vấn đề mà địi hỏi phải có sự suy nghĩ trừu tượng. Quan tâm hơn đến các hoạt động xã hội, chính trị, kinh tế và nghề nghịêp của bản thân trong tương lai. Đối với sinh viên Đại học đây chính là thời kỳ hình thành lên nhân cách của mỗi người.

Tóm lại, lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi trưởng thành, là lứa tuổi bắt đầu “làm người lớn”. Các đặc điểm sinh lý – giải phẫu nói chung là thuộc đặc điểm sinh lý – giải phẫu của lứa tuổi trưởng thành. Tuy vậy, do lứa tuổi sinh viên là lứa tuổi thuộc thời kỳ đầu lứa tuổi thanh niên nên cần phải đặc biệt chú ý, cụ thể là :

+ Phải được tiếp tục GDTC một cách khoa học để nâng cao thể lực, góp phần hoàn thiện các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể .

+ Phát triển đầy đủ các tố chất thể lực, làm tiền đề phát triển thể lực chung rộng rãi và phát triển thể lực chuyên môn cần thiết sau này cho sinh viên .

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ. ThS. Nguyễn Thị Mùi (Trang 33 - 36)