Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy tại Khoa GDTC-Đại học Huế

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ. ThS. Nguyễn Thị Mùi (Trang 46 - 48)

6. Phương pháp nghiên cứu

1.2.Thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy tại Khoa GDTC-Đại học Huế

Đội ngũ cán bộ, giảng viên GDTC tại Đại học Huế đều thuộc Khoa GDTC-Đại học Huế. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy sinh viên chuyên ngành và sinh viên khơng chun cho tồn Đại học Huế, thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế liên quan đến công tác GDTC và TDTT. Đề tài đã thống kê sơ bộ từ năm 2017 đến năm 2020 về Đội ngũ cán bộ, nhân viên, nhà giáo làm công tác GDTC tại Khoa GDTC – Đại học Huế như sau:

- Từ năm 2017 - 2019

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số CBVC-LĐ GV TDTT Tổng số CBVC-LĐ GV TDTT Tổng số CBVC-LĐ GV TDTT SL % SL % SL % 85 60 70.59 79 54 68.35 76 51 67.10

Về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế hiện nay (năm 2020) cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Cụ thể tại bảng 1.2 sau đây:

Bảng 1.2. Thực trạng về đội ngũ giảng viên giảng dạy môn học GDTC cho sinh viên Đại học Huế

Trình độ

Nội dung Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ Tổng cộng

Số lượng (người) 5 37 8 50

Tỉ lệ (%) 10 74 16 100

Qua bảng 1.2 cho thấy tại Đại học Huế hiện nay có 50 giảng viên GDTC, trong đó: trình độ cử nhân là 5 người (chiếm 10%); Thạc sĩ là 37 người (chiếm 74%) và Tiến sĩ là 8 người (8%). Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ bản đảm bảo cả số lượng và trình độ để đáp ứng u cầu trong cơng tác giảng dạy. Cán bộ, giảng viên luôn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ phục vụ công tác giảng dạy. Nhưng hiện nay vẫn cịn 5 giảng viên có trình độ cử nhân, trong đó 01 cán bộ đang tham gia học cao học, cịn 4 giảng viên có độ tuổi lớn (chỉ còn 3 - 4 năm sẽ đến tuổi nghỉ hưu), do đó có đủ kinh nghiệm giảng dạy để đảm bảo yêu cầu về chuyên môn trong

38

công tác dạy học môn học GDTC không chuyên cho sinh viên Đại học Huế. Nhưng nếu xét theo quy định của Luật Giáo dục thì 5 giảng viên này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ một cách thường xuyên.

1.3. Thực trạng cơ sở vật chất tại Khoa GDTC - Đại học Huế

Cơ sở vật chất, các trang thiết bị, dụng cụ, sân bãi,... phục vụ cho công tác tập luyện là điều kiện quan trọng và cần thiết. Số lượng, chất lượng dụng cụ, thiết bị, cũng như mặt bằng diện tích các sân tập phải đảm bảo đủ khơng gian, mơi trường để sinh viên có thể tham gia tập luyện TDTT. Đề tài đã tiến hành quan sát, thống kê về cơ sở vật chất, sân bãi cơ bản phục vụ quá trình giảng dạy tại Khoa GDTC kết quả được trình bày tại bảng 1.3 sau đây:

Bảng 1.3. Thực trạng cơ sở vật chất tại Khoa GDTC

TT Sân bãi Đơn vị tính Khoa GDTC

1 Sân Bóng ném Sân 01

2 Sân TDTK Sân 08

3 Sân Bóng đá Sân 02

4 Sân Bóng chuyền Sân 05

5 Sân Bóng rổ Sân 03

6 Nhà tập Cầu lông Sân 02

7 Khu tập Thể dục dụng cụ Khu 02

8 Hố nhảy cao, nhảy xa Hố 7

9 Đường chạy 50m Đường 03

10 Đường chạy 1000m Đường 01

11 Nhà tập tổng hợp Nhà 02

12 Phòng cờ vua Phòng 04

13 Nhà tập Bóng bàn Nhà 01

14 Sân Quần vợt Sân 00

Tổng cộng 40

15 Diện tích đất m2 25583

(Nguồn: trích Báo cáo số 1466/BC-ĐHH của Giám đốc Đại học Huế về việc 02 năm thực hiện Quyết định 1076/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và TTTH)

Qua bảng 1.3 cho thấy diện tích đất và dụng cụ tại Khoa GDTC còn khá hạn chế, số lượng đường chạy, nhà thi đấu cũng không nhiều. Tuy nhiên, nếu khai thác và tận dụng tốt cơ sở vật chất hiện có thì vẫn có thể tổ chức tốt cho việc giảng dạy tại Khoa GDTC một cách có hiệu quả.

39

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHUNG CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH

- ĐẠI HỌC HUẾ

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ. ThS. Nguyễn Thị Mùi (Trang 46 - 48)