Nâng cao tiềm lực tài chính và phát triển thƣơng hiệu Ngân hàng Nam Á.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 93 - 95)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.10 Nâng cao tiềm lực tài chính và phát triển thƣơng hiệu Ngân hàng Nam Á.

kinh doanh khi chi nhánh và phòng giao dịch gặp phải.

Phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, trung tâm thuộc khối NHBL để tránh việc chồng chéo khi thực hiện cơng việc. Chuẩn hóa quy trình phối hợp giữa chi nhánh, phòng giao dịch với các phòng, ban thuộc khối NHBL nhằm giúp cho kênh phân phối xử lý các yêu cầu khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

Thay đổi tƣ duy của đội ngũ bán hàng, chuyển từ bán hàng thụ động sang bán hàng chủ động, tìm hiểu khơi gợi nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Áp dụng các chính sách khen thƣởng và phạt hợp lý nhằm kích thích động viên tinh thần làm việc của các cán bộ nhân viên.

3.2.10 Nâng cao tiềm lực tài chính và phát triển thƣơng hiệu Ngân hàng Nam Á Á

3.2.10.1 Nâng cao tiềm lực tài chính:

Nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp ngân hàng tạo đƣợc niềm tin nơi khách hàng khi quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ. Để nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng Nam Á nên tập trung vào một số giải pháp nhƣ sau:

- Tăng vốn tự có:

Tăng vốn tự có từ nguồn nội bộ, chủ yếu từ lợi nhuận giữ lại. Nguồn vốn này giúp cho ngân hàng không phải phụ thuộc vào thị trƣờng vốn và khơng phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn tài trợ từ bên ngồi, đồng thời khơng làm lỗng quyền kiểm sốt của các cổ đơng hiện hữu. Ngân hàng Nam Á cần có tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để bổ sung vốn tự có hợp lý, ổn định qua các năm và tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng tài sản có thì ngân hàng mới có dấu hiệu tốt và thể hiện sự phát triển ổn định.

Tăng vốn tự có từ nguồn bên ngồi bằng cách phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, phát hành trái phiếu dài hạn. Ngân hàng Nam Á cần cân nhắc để lựa chọn phƣơng thức tăng vốn hợp lý nhằm

nâng cao tiềm lực về tài chính cũng nhƣ góp phần theo kịp với sự phát triển của các ngân hàng lớn trong nƣớc.

- Nâng cao chất lƣợng tài sản có:

Đẩy mạnh giải quyết nợ xấu: tích cực tăng cƣờng xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng. Tiếp tục tăng cƣờng các biện pháp xử lý nợ, khởi kiện, tịch thu tài sản đảm bảo và phát mãi tài sản nhằm thu hồi vốn.

Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng hoạt động tín dụng: Ngân hàng Nam Á cần rà sốt lại quy chế, quy trình thẩm định, từ xét duyệt cho vay đến thu hồi nợ phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời tăng cƣờng hoạt động của ban xử lý nợ quá hạn, ủy ban quản lý tài sản nợ-có, thƣờng xuyên theo dõi, kiểm sốt rủi ro tín dụng. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên tín dụng, chất lƣợng thẩm định và xét duyệt tín dụng; cải thiện hệ thống thơng tin quản lý khách hàng và kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng hợp lý.

3.2.10.2 Phát triển thƣơng hiệu

Hiện thƣơng hiệu Ngân hàng Nam Á vẫn có ít khách hàng biết đến; thêm vào đó, Ngân hàng Nam Á còn đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác trên thị trƣờng tài chính. Vì thế tạo sự khác biệt cho thƣơng hiệu là một cơng việc tƣơng đối khó và là một thách thức lớn đối với Ngân hàng Nam Á. Nhƣng dù khó khăn và đầy thách thức thì Ngân hàng Nam Á cũng cần có chiến lƣợc lâu dài để tạo sự khác biệt đối với thƣơng hiệu của mình, tối thiểu trong giai đoạn ngắn cần phải quán triệt để có thể định vị thƣơng hiệu Ngân hàng Nam Á trên tồn hệ thống từ đó sẽ đƣa ra chiến lƣợc lâu dài hơn. Để làm đƣợc điều này, Ngân hàng Nam Á cần tập trung:

- Định vị lại vị thế ngân hàng đối với khách hàng truyền thống cũng nhƣ gửi thông điệp rõ ràng đối với khách hàng tiềm năng.

- Rà soát lại chuẩn nhận diện thƣơng hiệu, từ việc treo bảng hiệu, thiết kế mặt tiền Chi nhánh/Phòng giao dịch, thiết kế Website, các loại mẫu biểu, quầy giao dịch, màu sắc,….nhằm giúp cho bộ mặt của kênh phân phối thống nhất.

- Nhất thể hóa đƣợc hình ảnh của ngân hàng bằng hệ thống nhận diện qua hình ảnh Chi nhánh/Phịng giao dịch, hình ảnh của cán bộ nhân viên ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng, hệ thống nhận diện đó thể hiện đƣợc hình ảnh giá trị cốt lõi của ngân hàng.

- Chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu phải đầu tƣ song song cả bề nổi của thƣơng hiệu thơng qua hình thức quảng bá, truyền thơng… lẫn giá trị cốt lõi bên trong của thƣơng hiệu có nhƣ vậy thì chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu mới thành công, bền vững, đứng vững trong xu thế cạnh tranh khốc liệt của thị trƣờng, làm cho khách hàng có thể nhận biết đƣợc một cách chính xác những sản phẩm thật sự đem lại giá trị cho mình, đó là sự thể hiện bên trong cốt lõi của thƣơng hiệu.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp, hỗ trợ các địa phƣơng, địa bàn hoạt động của Ngân hàng Nam Á thực hiện có hiệu quả cơng tác an sinh xã hội, vì cộng đồng. Bên cạnh đó, thƣờng xuyên tổ chức quảng cáo trên các phƣơng tiện truyền thơng qua các kênh truyền hình, các báo có uy tín và danh tiếng hay thơng qua các kênh quảng cáo của đối tác có liên kết với Ngân hàng Nam Á.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần nam á (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)