Lý luận về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa đối với ngườitiêu

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam. (Trang 47 - 69)

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm người tiêu dùng

2.1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng

Xét dưới góc độ kinh tế học, tiêu dùng là một cơng đoạn của quá trình sản xuất; là mục đích (điểm đến) cuối cùng của sản xuất. Khơng có tiêu dùng thì sản xuất mất ý nghĩa và trở thành sản xuất khơng có mục đích, đặc biệt biến sản xuất thành lãng phí. Tiêu dùng bao gồm hai loại là tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng đời sống. Tiêu dùng sản xuất là tiêu dùng các nguyên, nhiên vật liệu nhất định trong quá trình sản xuất. Tiêu dùng đời sống là tiêu dùng những tư liệu sinh hoạt bảo đảm cho con người tồn tại và phát triển [58, tr.7].

Dưới góc độ kinh tế, theo từ điển Kinh tế học hiện đại định nghĩa: “NTD

là bất cứ đơn vị kinh tế nào có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng…, thông thường, NTD được coi là một cá nhân nhưng trên thực tế, NTD có thể là cơ quan, các cá nhân và nhóm cá nhân. Trong trường hợp cuối cùng, điều đáng lưu ý là, để có quyết định, đơn vị tiêu dùng là hộ gia đình chứ khơng phải là cá nhân” [24].

Trên bình diện quốc tế chưa có định nghĩa pháp lý chung về NTD. Một trong những văn bản nổi tiếng trong hệ thống các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ NTD có lẽ là Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ NTD ban hành năm 1985 (sửa đổi nhiều lần với lần sửa cuối vào năm 2015). Tuy nhiên, Hướng dẫn này cũng không đưa ra định nghĩa mà chỉ liệt kê 08 quyền mà NTD được hưởng bao gồm: (i) Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản;

chọn; (v) Quyền được lắng nghe; (vi) Quyền được khiếu nại và bồi thường; (viii) Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng; và (viii) Quyền được có mơi trường sống lành mạnh và bền vững.

Dưới góc độ pháp luật các quốc gia, khu vực cũng có cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về “NTD”.

Trong tác phẩm “So sánh pháp luật bảo vệ NTD một số nước trên thế

giới – Bài học kinh nghiệm và đề xuất một số nội dung cơ bản quy định trong dự thảo Luật BVQLNTD Việt Nam” của Bộ Cơng thương có đề cập đến khái

niệm “NTD” theo cách hiểu của Châu Âu hoặc của nhiều quốc gia trên thế giới [15, tr.29] được quy định tại các văn bản pháp luật của quốc gia đó.

Ví dụ như Luật BVQLNTD của bang Quebec – Canada: NTD gồm thể

nhân, không phải thương nhân (sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ vì mục đích

kinh doanh). Luật Bảo vệ NTD Đài Loan xác định NTD là những ai tham gia

vào các giao dịch, sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ vì mục đích tiêu dùng. Luật

khung về bảo vệ NTD Hàn Quốc khơng hạn chế mục đích sử dụng hàng hố, dịch vụ ở mục đích tiêu dùng mà bao hàm cả mục đích sản xuất. Luật Bảo vệ NTD Thái Lan định nghĩa: NTD là người mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ

của một nhà kinh doanh, kể cả những người được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặcsử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh [16,tr.47]. Luật Bảo

vệ NTD Malaysia đưa ra khái niệm: “NTD là người (i) nhận được hàng hóa

hoặc dịch vụ để sử dụng cho mục đích cá nhân, sử dụng trong hộ gia đình, sử dụng hoặc tiêu dùng; (ii) khơng sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc dùng hàng hóa dịch vụ vào mục đích; (iii) cung cấp lại vì mục đích thương mại; (iv) tiêu dùng chúng vào quá trình sản xuất; hoặc (v) trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sửa chữa hoặc xử lý, các hàng hóa và tài sản gắn liền với đất khác”

[108, tr.104].

Tại Việt Nam, khái niệm NTD được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật BVQLNTD năm 2010: NTD là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho

mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Như vậy, NTD là các cá nhân hoặc pháp nhân được đề nghị mua hàng hóa hoặc sử dụng hợp pháp hàng hóa khơng nhằm mục đích kinh doanh. NTD khơng có nghĩa vụ phải chứng minh mục đích mua hoặc sử dụng hàng hóa của mình.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, NTD hay người tiêu thụ là từ có nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm NTD được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng. NTD là người có nhu cầu, có khả năng mua sắm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, NTD có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình [60].

Từ những phân tích dưới các góc độ pháp lý và đời sống xã hội, có thể thấy hiện nay, khái niệm NTD cịn có nhiều vấn đề cần làm rõ;

Về chủ thể: Có thể thấy trên thế giới, số quốc gia coi “NTD” cá nhân (thể

nhân) nhiều hơn số quốc gia coi “NTD” bao gồm cả tổ chức. Khi đó, NTD tổ chức sẽ có vị thế cân bằng với bên cung cấp hàng hóa, dịch vụ (tổ chức, cá nhân kinh doanh) và không “yếu thế”, hạn chế (về địa vị pháp lý, kiến thức, tài

chính, nhân sự) hơn so với doanh nghiệp… Đây cũng là vấn đề đặt ra vì điều

đó mất đi tính cân bằng, đối xứng trong bản chất mối quan hệ giữa NTD và thương nhân KDHH và làm mất ý nghĩa cũng như lãnh phí nguồn lực cho chính sách bảo vệ NTD, can thiệp quá sâu và không cần thiết vào các quan hệ dân sự [10].

Về mục đích của giao dịch: Cá nhân, tổ chức chỉ có thể trở thành NTD

khi mục đích mua, sử dụng hàng hóa là “tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân,

gia đình và tổ chức”. Vậy, đặc điểm, tính chất riêng của mục đích tiêu dùng

của các chủ thể được thể hiện trong các hoạt động “tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân”, “tiêu dùng sinh hoạt của gia đình” và “tiêu dùng sinh hoạt của tổ chức”. Trong đó, “tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân” được nhận diện rõ nét và

được thừa nhận rộng rãi trong quy định pháp lý và thực tiễn cuộc sống ở tất cả quốc gia. Đây là quan hệ tiêu cùng nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản để bảo đảm quyền tự nhiên của con người như nhu cầu đi lại, ăn, ở, sinh hoạt [92].

Quay trở lại với khái niệm về “NDT” trong pháp luật Việt Nam cho thấy khó khăn hơn trong việc phân định chủ thể “NTD” với tư cách là “người mua” và “người sử dụng”. Muốn được coi là “NTD” thì “người mua” đồng thời phải là “người sử dụng” (hai hành động do cùng một chủ thể thực hiện) hay pháp luật thừa nhận cả hai đều là NTD (chỉ cần “mua” hoặc “sử dụng” đều được)?. Chính sự thiếu rõ ràng này có thể trở thành tiền đề cho những tranh cãi trong các vụ việc tranh chấp giữa NTD và tổ chức, cá nhân kinh doanh, cũng như gây khó cho cơ quan nhà nước trong việc xử lý vụ việc vì có thể gây hiểu lầm rằng pháp luật chỉ bảo vệ người mua mà không bảo vệ người dùng từ chối mua hàng hóa đó.

2.1.1.2 Đặc điểm người tiêu dùng ở Việt Nam

Với những khái niệm có phần chưa thống nhất như trên, nhưng trên cơ sở chọn lọc những giá trị chung nhất và gắn với quy định pháp luật, NTD ở Việt Nam có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, NTD khơng chỉ là cá nhân mà cịn là tổ chức mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ khơng nhằm mục đích bán lại hoặc cho th. NTD là các tổ chức có“vị trí yếu thế” hơn so với các tổ chức, cá nhân KDHH, dịch vụ về tài chính, thơng tin, tính chun nghiệp nên việc bảo vệ NTD là cần thiết.

Nhằm tạo sự thống nhất cho các nước trên thế giới trong việc BVQLNTD, ngày 09/4/1985, Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn bản hướng dẫn của liên hợp quốc về bảo vệ NTD, công nhận ngày 15 tháng 3 hàng năm là ngày NTD Thế giới. Bản Hướng dẫn là kết quả của nhiều thập kỷ đấu tranh, thuyết phục của Quốc tế NTD và các tổ chức NTD toàn thế giới. Bản Hướng dẫn đưa ra nguyên tắc 8 quyền của NTD (như đã nêu tại phần

2.1.1.1) và những nguyên tắc khung để tăng cường chính sách bảo vệ NTD

của các quốc gia.

Việc phê chuẩn này khẳng định quyền của NTD được đưa lên vị trí hợp pháp và được quốc tế thừa nhận. Ngày nay, 8 quyền cơ bản của NTD đã được Liên Hợp quốc, cộng đồng quốc tế và Chính phủ các nước thừa nhận tại các văn bản pháp luật của mình để BVQLNTD. Những quyền này là cơ sở để xây dựng chính sách BVQLNTD cũng như hoạt động của các tổ chức quốc tế về BVLNTD.

Thứ hai, lợi ích hợp pháp của NTD được bảo vệ trong giao dịch với các tổ chức, cá nhân KDHH trên lãnh thổ Việt Nam. Lợi ích hợp pháp của NTD

được hiểu là lợi ích có được trong giao dịch với các tổ chức, cá nhân KDHH đúng quy định pháp luật.

Tổ chức, cá nhân KDHH theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật BVQLNTD là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

- Thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;

- Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

Cá nhân, tổ chức KDHH được hiểu là các thương nhân theo quy định của luật thương mại, các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, tất cả cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình KDHH bao gồm nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, người bán buôn, người bán lẻ khi tham gia cung ứng hàng hóa trên thị trường đều chịu sự điều chỉnh của Luật BVQLNTD.

Lợi ích hợp pháp của NTD là lợi ích có được khi giao dịch với các tổ chức KDHH dịch vụ. Việc bảo vệ lợi ích hợp pháp đồng nghĩa với việc bảo vệ NTD trong các giao dịch với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thông qua việc yêu cầu

các tổ chức, cá nhân KDHH, dịch vụ thực hiện đúng các quy định pháp luật BVQLNTD cũng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn của đơn vị đó đã cơng bố.

Trách nhiệm của tố chức, cá nhân KDHH theo quy định của Luật BVQLNTD, bao gồm: Trách nhiệm bảo vệ thông tin của NTD; Trách nhiệm cung cấp thông tin cho NTD (về giá, nhãn mác, cảnh báo khả năng nguy

hiểm, linh phụ kiện thay thế, điều kiện bảo hành, HĐTM, điều kiện giao dịch chung); Trách nhiệm liên đới của bên thứ ba; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật... Trong trường hợp các tổ chức, cá nhân KDHH không thực hiện đúng các trách nhiệm trên gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của NTD, thì NTD được pháp luật bảo vệ.

Thứ ba, NTD phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, phải tự bảo vệ mình, phải có kiến thức khi tiêu dùng, phải có trách nhiệm tố giác hành vi sai trái ảnh hưởng đến NTD, không được lợi dụng pháp luật về bảo vệ NTD để làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính cũng như quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước.

Để bảo đảm được điều đó, NTD có các trách nhiệm:

- NTD khơng được lợi dụng các quy định về BVQLNTD để xâm hại quyền và lợi ích chính đáng của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác.

- NTD phải tự bảo vệ mình trong việc tiêu dùng hàng hóa; thực hiện đúng và đầy đủ các hướng dẫn về phương pháp sử dụng hàng hóa; khơng tiêu dùng hàng hóa, gây tổn hại đến mơi trường, trái với thuần phong mỹ tục, gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và cộng đồng.

- NTD phải thơng tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hàng hóa lưu hành trên thị trường khơng đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản cho NTD, hành vi của tổ chức, cá nhân KDHH xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của NTD.

Tóm lại, với những phân tích và sự tham khảo trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: NTD là người mua sắm hàng hóa để phục vụ tiêu dùng cá nhân,

gia đình hoặc một nhóm người vì nhu cầu sinh hoạt. Việc tiêu dùng hàng hóa của họ một mặt được xem như là việc sử dụng hay hủy bỏ một tài sản kinh tế; một mặt khác cũng là cách thể hiện mình. Thị trường tiêu dùng bao gồm các cá nhân, các hộ gia đình và nhóm người (tập thể) mua sắm hàng hóa nhằm mục đích tiêu dùng.

2.1.2. Khái niệm thương nhân kinh doanh hàng hóa và đặc điểm mối quan hệ tiêu dùng giữa thương nhân kinh doanh hàng hóa với người tiêu dùng

2.1.2.1 Khái niệm thương nhân kinh doanh hàng hóa

Khái niệm pháp lý về thương nhân: Trong cuốn Business Law có viết “A person is a merchant when she or he acting in a mercantile capacity, possesses or uses an expertise specifically related to the goods being sold”

[12, tr.380] được tác giả Lê Văn Tranh dịch: “Một người được gọi là thương

nhân khi người đó hành động trong khả năng thương mại, sở hữu hoặc sử dụng chuyên môn liên quan cụ thể đến hàng hóa được bán” [106]. Thương

nhân trong trường hợp này được hiểu là người có chun mơn, hiểu biết nhất định về hoạt động thương mại của mình. Cách tiếp cận này hoàn toàn phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của mỗi thương nhân bởi hoạt động thương mại luôn gắn với yếu tố “lợi nhuận – rủi ro” nếu thương nhân khơng có chun mơn thì khó có thể hành nghề cũng như tồn tại trên thương trường.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật BVQLNTD năm 2010, thương nhân KDHH được hiểu là: “Tổ chức, cá nhân KDHH, dịch vụ là tổ chức, cá

nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: (i) thương nhân theo quy định của Luật thương mại; (ii) cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Như vậy, tổ chức, cá nhân KDHH theo quy định của

lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Trong đó, thương nhân

bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh quy định cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự

mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân

thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: (i) buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán khơng có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; (ii) buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc khơng có địa điểm cố định; (iii) bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc khơng có địa điểm cố định; (iv) bn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ; (v) thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trơng giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc khơng có địa điểm cố định; (vi) Các hoạt động thương mại một các độc lập, thường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa đối với người tiêu dùng theo pháp luật Việt Nam. (Trang 47 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w