kinh doanh hàng hóa với người tiêu dùng
Khác với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, việc BVQLNTD diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội. Do đó, một văn bản pháp luật khơng thể điều chỉnh tất cả các lĩnh vực, mà phải sử dụng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Pháp luật bảo vệ NTD của hầu hết các nước trên thế giới đều cho thấy điều này. Tương ứng với đó, các văn bản pháp luật về trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD cũng được quy định tại nhiều văn bản pháp lý khác nhau. Điều này đã được thừa nhận trong hệ thống các văn bản pháp luật của nhiều quốc gia.
Tại Nhật Bản, ngồi Luật BVQLNTD cịn có gần 30 Luật chuyên ngành khác liên quan đến hoạt động bảo vệ NTD như Luật Hợp đồng tiêu dùng, Luật Vệ sinh thực phẩm, Luật Chú thích sản phẩm, Luật Khuyến khích các tổ chức phi lợi nhuận, Luật Bảo vệ thơng tin cá nhân, Luật Bình ổn giá, Luật Bán hàng trả góp… Thực tiễn hoạt động lập pháp và lập quy liên quan đến hoạt động BVQLNTD ở Việt Nam hiện nay cũng diễn ra tương tự. Bên cạnh Luật BVQLNTD, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này cịn có thể kể đến như: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Khám, chữa bệnh; Luật Cạnh tranh; Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật An toàn thực phẩm; Luật Viễn thơng; Luật các tổ chức tín dụng; Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Quảng cáo; Pháp lệnh Đo lường, Pháp lệnh Giá... (114, tr 52).
Ngồi ra, cịn có số lượng các văn bản quy phạm hướng dẫn Luật cũng như các quy định hướng dẫn cụ thể của từng địa phương về vấn đề này. Với tính chất rộng lớn của lĩnh vực pháp luật, việc pháp điển hóa và thống nhất các văn bản điều chỉnh trong một văn bản duy nhất là không thể. Một sản phẩm từ khâu sản xuất tới tay NTD phải đảm bảo tuân thủ quy định tại văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp quan hệ tiêu dùng là Luật BVQLNTD và phải phù hợp các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn sản xuất (Luật Tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật), chất lượng hàng hóa (Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa), an tồn vệ sinh thực phẩm (Luật An tồn vệ sinh thực phẩm), quảng cáo (Luật Quảng cáo), cạnh tranh (Luật Cạnh tranh), giao dịch dân sự (Bộ luật Dân sự)…
Điểm khác biệt cơ bản nhất trong phương pháp điều chỉnh giữa Luật gốc về QLNTD và các Luật bổ trợ là nội dung điều chỉnh của các quy định bổ trợ được xây dựng theo hướng can thiệp vào quy trình sản phẩm từ khi sản xuất để đạt được mục đích bảo vệ NTD, cịn luật gốc sẽ cung cấp những cơng cụ pháp lý đặc biệt và ưu tiên hơn để NTD bảo vệ quyền lợi của mình.
Mặc dù được quy định ở nhiều văn bản, bao gồm cả luật công và luật tư, tuy nhiên q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD phải dựa trên các cơ sở điều chỉnh sau:
Thứ nhất, cơ sở điều chỉnh đối với toàn bộ nền kinh tế
Với bất kể phương thức sản xuất nào từ cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và hiện nay là kinh tế thị trường đều thể hiện tính lịch sử, quá trình phát triển tất yếu của nhân loại. Nền kinh tế thị trường là một thành tựu phát triển chung của nhân loại, là một bước tất yếu của nền kinh tế ở mỗi quốc gia cần phải trải qua, tuy nhiên bất kể phương thức sản xuất nào cũng chứa trong mình những hạn chế nhất định. Với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước sẽ quản lý để hạn chế các mặt trái của kinh tế thị trường như việc đảm bảo phát triển bền vững, giảm khoảng cách giàu nghèo, tạo điều kiện bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp, đảm bảo phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước. Việc đề cao trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD cũng khơng nằm ngồi mục tiêu nhằm giảm bớt mặt trái của nền kinh tế thị trường, thể hiện sự văn minh, phát triển của xã hội, tính trách nhiệm của thế hệ đi trước với thế hệ đi sau thông qua sản xuất sản phẩm an toàn, tiết kiệm nhiên liệu, không phá hoại môi trường. Những vấn đề này đến nay không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu.
Thứ hai, cơ sở điều chỉnh trách nhiệm của thương nhân KDHH
Sản xuất và tiêu dùng là hai vế đối lập nhưng thống nhất nhau trong hoạt động kinh tế, sản xuất khơng có tiêu dùng thì sản xuất khơng phát triển, nhu cầu tiêu dùng cao nhưng khơng có sản xuất thì cũng khơng có sản phẩm để sử dụng. Nếu như trước thế kỷ 19 khơng có sản phẩm để sử dụng thì hiện nay sản xuất đại cơng nghiệp phát triển, hàng hóa được sản xuất nhiều hơn, NTD đã có nhiều quyền để lựa chọn sản phẩm. Lúc này NTD được lựa chọn sản phẩm tốt, an toàn với giá cả hợp lý. NTD ngày nay được tôn vinh là thượng đế, là đối tượng để các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm và chăm sóc.
Quan điểm và nhận xét của NTD có tính quyết định đến sự thành bại của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, NTD như tấm gương phản chiếu chân thật nhất kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp được NTD ưa thích đồng nghĩa với việc sản phẩm của họ tốt, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường. Việc quan tâm đến BVQLNTD đồng nghĩa với việc giữ cho chiếc gương phản chiếu các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sáng, rõ. Như vậy các thương nhân sẽ không dám sản xuất, cung cấp sản phẩm kém chất lượng mà phải cạnh tranh để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giảm giá thành sản phẩm, cung cấp sản phẩm tốt hơn, an tồn hơn với mơi trường, khi đó lợi ích của xã hội tất yếu được nâng lên.
Thứ ba, cơ sở điều chỉnh đối với NTD
Bảo vệ NTD trong nền kinh tế thị trường là đảm bảo NTD thực hiện những quyền lợi chính đáng của mình, thể hiện sự tiến bộ của xã hội, góp phần khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Khi NTD được đảm bảo quyền lợi theo quy định của Luật BVQLNTD cũng như các quy định quốc tế khác đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và các cấp đến quyền lợi chính đáng của NTD. NTD được đảm bảo quyền lợi cũng thể hiện việc phát triển bền vững và ổn định của xã hội, tuân thủ theo các cam kết quốc tế và khu vực.
Thứ tư, cơ sở điều chỉnh đối với trách nhiệm của cơ quam, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với QLNTD
Bảo vệ NTD là trách nhiệm chung của Nhà nước và xã hội. Công tác bảo vệ NTD liên quan đến tất cả lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, tại tất cả vùng, miền, địa phương trong cả nước. Chính vì vậy, để cơng tác bảo vệ NTD có hiệu quả cần phải có sự chung tay, góp sức của các đối tượng liên quan trong xã hội, mỗi đối tượng có một nhiệm vụ riêng trong việc góp phần bảo vệ tốt hơn QLNTD.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD là đưa các chủ chương, chính sách của Nhà nước về bảo vệ NTD vào đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của NTD.
Bên cạnh việc quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, do đặc thù của mối quan hệ tiêu dùng vừa cần có sự điều chỉnh của pháp luật cơng và pháp luật tư và bảo đảm tính cân bằng xã hội, nên cơ sở điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD không thể không nhắc đền vai trò của thiết chế xã hội, bao gồm các tổ chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi NTD, các tổ chức chính trị - xã hội khi bảo vệ NTD là những thành viên của tổ chức chính trị - xã hội tương ứng. Việc tổ chức các tổ chức này không chỉ dừng lại trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà cịn mở rộng ra ngồi phạm vi lãnh thổ. Ví dụ Liên minh Châu Âu (EU) cũng thiết lập Mạng lưới Trung tâm các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng của các nước thành viên (The European Consumer Centers Network – ECC Net), với đường dây nóng tư vấn và hỗ trợ người tiêu dùng cách thức giải quyết khi quyền lợi của họ bị xâm phạm [119, tr.101]. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu và quan hệ tiêu dùng được hỗ trợ đắc lực bởi các ứng dụng công nghệ thông tin. Với sự ra đời của các tổ chức hiệp hội này và sự thừa nhận của pháp luật trong nước về cơ chế hoạt động của các tổ chức
hiệp hội trên, là sự bảo hộ của nhà nước đối với NTD là công dân nước sở tại khi tham gia vào quan hệ tiêu dùng xuyên biên giới.
2.2.2 Sự cần thiết điều chính pháp luật về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa với người tiêu dùng
Trong nền kinh tế thị trường, NTD nắm trong tay quyền lực to lớn. Thị trường chủ yếu do NTD điều tiết. Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, quyết định tiêu dùng của NTD ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến hoạt động KDHH trên thị trường. NTD quyết định việc sản xuất và lưu thơng hàng hố mà tổ chức, cá nhân sẽ kinh doanh. Nói cách khác, mức độ tiêu dùng của NTD chính là thước đo cho sự tồn tại của sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
Sự cần thiết quy định trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD xuất phát từ lý do như:
Thứ nhất, NTD yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hoá. Trong quan hệ giao dịch mua bán trên thị trường, mối quan hệ giữa
NTD và thương nhân KDHH thường tồn tại sự bất cân xứng về thông tin, hiểu biết về tính năng, cơng dụng, chất lượng, các khuyết tật và các rủi ro liên quan đến sản phẩm. Thương nhân KDHH thường chỉ đem đến cho NTD những thông tin tốt, tích cực về sản phẩm. Trong khi đó, NTD lại không phải là những người tham gia trực tiếp vào q trình sản xuất hàng hố, bên cạnh đó, do những hạn chế trong hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật nên NTD thường không thể hiểu được đầy đủ thông tin trong chuỗi cung cấp, vận chuyển và sử dụng sản phẩm.
Ví dụ về việc lưu thông và sử dụng mũ bảo hiểm xe máy kém chất lượng diễn ra trong khoảng thời gian dài. Khi ban hành một chính sách mang tính bắt buộc đối với tất cả người tham gia giao thơng, cơ quan quản lý nhà nước cần phải tính tốn, dự báo để NTD khơng bị thiệt hại khi thực hiện chính sách đó. Phải nói rằng, các cơ quan chức năng đã phản ứng chưa kịp thời, nếu không muốn nói là chậm trễ và gây thiệt hại cho NTD. Sự thiệt hại
không chỉ trực tiếp tác động đến vật chất, mà thậm chí bằng tính mạng của NTD mà cịn tác động gián tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế. Một người mua mũ bảo hiểm kém chất lượng, bị tai nạn và chấn thương thì kiện ai, chủ thể nào chịu trách nhiệm? Khi nhà sản xuất biệt vơ âm tín, chẳng biệt họ là ai, ở đâu? Câu hỏi đặt ra: Có thể khiếu nại và yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bồi thường thiệt hại? Câu trả lời sẽ là có vì trong mối quan hệ tiêu dùng, ngoài hai chủ thể đại diện cho mối quan hệ “cung” và “cầu” thì cần có vai trị, trách nhiệm của cơ quan quản lý. Bởi lẽ, NTD khi mua mũ, sẽ khơng có đủ thơng thái để nắm rõ chất lượng của mũ bảo hiểm. Khi cơ quan quản lý không đủ công cụ (từ việc ban hành quy định chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, giám
sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, tuyên truyền vận động người dân và doanh nghiệp nâng cao ý thức trách nhiệm với tính mạng của người tham gia giao thơng...) thì việc để thị trường bán những loại mũ khơng bảo
đảm chất lượng thì trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về cơ quan quản lý. Thị trường mũ bảo hiệm đã và đang bị bng lỏng để cơ chế thị trường tồn quyền quyết định mối quan hệ “cung” – “cầu” giữa thương nhân KDHH với NTD, cho dù hai chủ thế đó đang thực hiện chính sách của nhà nước. Chúng ta vui mừng thấy việc đội mũ bảo hiểm được chấp hành nghiêm túc, hầu như 100% người đi xe gắn máy đội mũ bảo hiểm. Nhưng, bên cạnh thành tích về hình thức mà dễ dàng nhìn thấy thì có biết bao điều cần phải bàn. Các cơ quan chức năng đã làm gì để người dân đội mũ bảo hiểm thực sự được bảo hiểm khi chúng ta vào cuộc rất chậm trong việc công bố các loại mũ được coi là hợp chuẩn khi rất nhiều người đã mua mũ rởm để đối phó với ngày lịch sử 15 tháng 12 năm 2007.
Một ví dụ khác liên quan đến QLNTD trong việc bảo đảm vệ sinh an tồn thực phẩm. Có khoảng thời gian chúng ta thấy vị Giám đốc sở ở một địa phương thường xuyên đi kiểm tra các mặt hành thực phẩm trong các chợ, các siêu thị trên địa bàn mình có trách nhiệm quản lý (thậm chí vị giám đốc này
cịn tun bố sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với NTD khi ăn các thức ăn được khuyến cáo gây dịch bệnh). Có thể đó là việc làm tốt, được dư luận xã
hội hoan nghênh nhưng suy cho cùng thì cần xét đến tính hợp lý và hiệu quả của việc làm trên. Cá nhân một Giám đốc sở có đủ thời gian, cơng sức và công cụ pháp lý, công cụ hỗ trợ để kiểm tra bao quát được việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn một tỉnh. Ơng phải có bộ máy giúp việc với chun mơn, trình độ phù hợp để thường xuyên làm việc này [75]. Và cần xét đến bản chất, hành vi “ăn” của NTD không thể thực hiện nếu không xuất phát từ các hành vi liên quan đến quy trình cung ứng thực phẩm trước đó của người kinh doanh. Do vậy, để kiểm soát và quản lý hoạt động vệ sinh an tồn thực phẩm, khơng thể chỉ hướng tới đến hành vi của NTD.
Thứ hai, NTD yếu thế trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng.
Mặc dù, quan hệ giữa NTD và thương nhân KDHH là mối quan hệ dân sự. Việc xác lập các hợp đồng dân sự phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận; bình đẳng; thiện chí, trung thực… Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng thương thảo, đàm phán một cách tự do, bình đẳng giữa thương nhân KDHH với NTD thường không được bảo đảm do người kinh doanh thường có ưu thế lớn hơn hẳn NTD trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng. Chẳng hạn, hiện nay, có khá nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến BVQLNTD nói chung và trong lĩnh vực giao kết, thực hiện hợp đồng gia nhập nói riêng như: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Cạnh tranh năm 2018; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2018); Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018); Luật BVQLNTD năm 2010... và nhiều văn bản dưới luật...
Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành lại thiếu vắng những quy định cụ thể, chi tiết để bảo vệ quyền lợi của NTD trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập [30, tr.64]. Mặt khác, các chế tài xử lý hành vi vi
phạm trong giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập chưa đầy đủ, mức phạt cịn nhẹ, cơ chế để NTD có thể khiếu nại hoặc khởi kiện khi có tranh chấp xảy ra liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng gia nhập còn nhiều hạn chế. Thực tiễn cho thấy, NTD rất lúng túng trong việc tìm hiểu các thơng tin chi tiết liên quan đến sản phẩm hàng hóa cũng như tình hình thực tế của nhà