4.2.1. Xây dựng các quy định trực tiếp về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh hàng hóa với người tiêu dùng
Việc hồn thiện pháp luật BVQLNTD, trong đó có pháp luật về nghĩa vụ của thương nhân KDHH phải đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam hiện nay mới chỉ là một tập hợp, chưa phải là một hệ thống hồn chỉnh mang tính thống nhất. Hiện nay, Luật BVQLNTD năm 2010 - văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất hướng tới mục tiêu trọng tâm là bảo vệ NTD chưa bảo đảm tính bao quát và chưa theo kịp với tốc độ phát triển của các hoạt động kinh doanh trên thực tế, do đó chưa thể bảo đảm được quyền lợi cho NTD trong các lĩnh vực này. Hơn nữa, các văn bản dưới luật khó có thể trở thành văn bản trung tâm của của hệ thống pháp luật bảo vệ NTD, là cơ sở cho các văn bản chuyên ngành. Thực tế là Luật BVQLNTD năm 2010 chưa tạo được mối liên hệ với các văn bản chuyên ngành. Các văn bản chuyên ngành chỉ quy định theo nhu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực của mình mà khơng có mối liên hệ với các quy
định của Luật, cũng chưa có quy định nào trong Luật giải quyết vấn đề xung đột giữa các quy phạm của Luật và các văn bản chuyên ngành.
Như vậy, yêu cầu đặt ra là phải sửa đổi, bổ sung Luật BVQLNTD năm 2010 để thực sự trở thành trung tâm của hệ thống pháp luật bảo vệ NTD. Văn bản này cần phải có một hệ thống các quy định mang tính nguyên tắc đối với quan hệ giữa NTD và người kinh doanh hàng hố theo đó thể hiện rõ sự yếu thế của NTD trong tương quan với thương nhân KDHH và đặt ra các nguyên tắc xử sự bắt buộc thương nhân KDHH để ngăn chặn các hành vi vi phạm của họ xuất phát từ chính lợi thế tự nhiên trong quan hệ với NTD.
Bên cạnh đó, pháp luật về nghĩa vụ của thương nhân KDHH là một bộ phận không thể thiếu trong các quy định của pháp luật bảo vệ NTD. Cần quy định rõ ràng, cụ thể chế tài xử lý đối với từng hành vi vi phạm nghĩa vụ của thương nhân KDHH đối với NTD. Chế tài xử lý phải nghiêm khắc, đảm bảo tính răn đe.
Trong q trình xây dựng pháp luật về trách nhiệm của thương nhân KDHH đối với NTD, cần tập trung vào sửa đổi, bổ sung một số vấn đề sau:
4.2.1.1 Các quy định về bảo hành
Bổ sung cụ thể hơn nữa các quy định về bảo hành trong Luật BVQLNTD. Theo đó, nghĩa vụ bảo hành không chỉ phát sinh trên cơ sở thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật mà còn phát sinh trên cơ sở một tuyên bố đảm bảo công khai của người kinh doanh tới đông đảo NTD. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định cụ thể hơn cho phép NTD khi phát hiện hàng hố khơng đảm bảo chất lượng như đã cơng bố, cam kết có quyền lựa chọn bất kỳ phương thức khắc phục nào thích hợp nhất với điều kiện, hồn cảnh của mình như yêu cầu sửa chữa, đổi vật, trả vật hoặc yêu cầu giảm giá.
Nhằm hoàn thiện chế tài trách nhiệm dân sự do vi phạm quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên cơ sở Bộ luật Dân sự, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hố có những quy định đặc thù về trách nhiệm dân sự:
- Xác định rõ trách nhiệm bồi thường của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác sản xuất, kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá mà gây ra thiệt hại cho người khác. Việc xác định trách nhiệm bồi thường này dựa trên nguyên tắc người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Nguyên tắc này thể hiện: Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc NTD khi hàng hoá gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu khơng bảo đảm chất lượng hàng hố; người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua hàng hoặc NTD trong trường thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng khơng bảo đảm chất lượng hàng hố. Các quy định làm rõ trách nhiệm của người gây thiệt hại, do đó là cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt cho mình.
Xác định quyền được bồi thường thiệt hại khơng những của NTD mà cịn của người mua đối với các thiệt hại do vi phạm các quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá gây ra. Bộ luật dân sự chỉ quy định NTD có quyền được bồi thường. Theo pháp luật dân sự, người mua là người có quan hệ giao dịch trực tiếp với người sản xuất, người nhập khẩu hoặc người bán hàng nên khi người mua bị thiệt hại do hành vi vi phạm quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của người sản xuất, người nhập khẩu hoặc người bán hàng gây ra thì người mua phải được bồi thường. Trong thực tế người mua có thể đồng thời là NTD nhưng cũng có thể khơng phải là NTD - người khơng có quan hệ, thậm chí khơng biết về người bán (mua về để tặng cho người khác). Do vậy, quy định chỉ NTD có quyền được bồi thường như Bộ luật dân sự là không hợp lý, là hạn chế quyền của người mua với tư cách là một bên của giao dịch về hàng hoá- một quyền rất cơ bản được quy định trong Bộ luật Dân sự. Quy định người mua được quyền bồi thường thiệt hại trong Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa có thể xem là đã lấp được “lỗ hổng” của Bộ luật Dân sự.
- Quy định cụ thể các loại thiệt hại mà tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá gây ra phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Trên cơ sở các quy định về bồi thường thiệt hại của Bộ luật Dân sự, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá đã quy định cụ thể các loại thiệt hại được xác định để bồi thường: thiệt hại về giá trị hàng hoá, tài sản bị hư hỏng hoặc bị huỷ hoại; thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ con người; thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản và chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường trên cơ sở nguyên tắc của pháp luật dân sự là một người chỉ phải bồi thường nếu có thực hiện hành vi có lỗi gây ra thiệt hại của người khác. Đây là những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường mà chưa được quy định trong luật dân sự và luật thương mại. Căn cứ vào quan hệ NTD với người cung cấp sản phẩm, hàng hóa, luật phân biệt mà theo đó miễn trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại của người mua, NTD:
- Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp: người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; NTD sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng; đã thơng báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, NTD trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại; sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do phải tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trình độ khoa học, cơng nghệ của thế giới chưa đủ đế phát hiện khả năng gây mất an tồn của sản phẩm, hàng hóa tính đến thời điểm chúng gây thiệt hại; thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng, người mua, NTD.
- Người bán hàng không phải bồi thường trong các trường hợp: NTD sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng; đã thơng báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, NTD nhưng người mua, NTD vẫn sử dụng hàng hóa đó; hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu phải tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trình độ khoa học, cơng nghệ của
giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an tồn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại; thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, NTD.
4.2.1.2. Các quy định về hợp đồng tiêu dùng
Trong thực tiễn NTD rất dễ bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia quan hệ hợp đồng với thương nhân KDHH. Trong khi đó, các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Thương mại năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019) lại khơng tính yếu tố đặc thù trong quan hệ giữa NTD và người kinh doanh hàng hố. Vì vậy, Luật BVQLNTD khi sửa đổi cần có những bổ sung tiếp tục hơn quy định của Luật năm 2010 cịn chung chung cần có những quy định riêng về hợp đồng tiêu dùng, có tính đến vị trí “yếu thế” của người tiêu dung trong tương quan với người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Các nội dung cơ bản trong chế định về hợp đồng tiêu dùng phải chi tiết hóa nhiều hơn các nội dung sau gồm: ngơn ngữ hợp đồng, các điều khoản bị cấm đưa vào hợp đồng, hình thức hợp đồng, hợp đồng mẫu. Các điều khoản bị cấm đưa vào hợp đồng gồm: những quy định loại bỏ hoặc hạn chế quyền của NTD; quy định loại trừ, giới hạn nghĩa vụ của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với NTD; những quy định buộc NTD phải gánh chịu những rủi ro bất hợp lý; những điều khoản cho phép người kinh doanh hàng hoá đơn phương thay đổi những điều khoản đã thoả thuận với NTD (như những điều
khoản về đặc điểm của hàng hoá, về giá cả, thời hạn, về việc chấm dứt hợp đồng,…). Đây phải được xem là những trường hợp khiến cho hợp đồng vô
hiệu. Đối với những HĐTM, luật cần làm rõ “khoảng thời gian hợp lý” để NTD nghiên cứu hợp đồng; luật cần quy định đối với hợp đồng mẫu nếu trong đó có những điều khoản gây bất lợi cho NTD thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ huỷ bỏ hoặc sửa đổi các hợp đồng đó.
Các hành vi thương mại khơng cơng bằng ảnh hưởng rất lớn đến quyền tự do lựa chọn, định đoạt của NTD. Đây đều là những hành vi làm cho quan hệ mua bán hàng hoá trên thị trường trở nên bất công, xâm hại trực tiếp QLNTD. Các hành vi thương mại không công bằng được coi là các dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật Cạnh tranh năm 2018 gồm: chỉ dẫn gây nhầm lẫn, ép buộc trong kinh doanh, quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, mục đích của pháp luật cạnh tranh là đảm bảo sự lành mạnh của thị trường nói chung, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, NTD. Tức là luật không lấy NTD là mục tiêu bảo vệ chính. Do đó, khơng đưa ra các quy định cụ thể về hệ quả pháp lý mà người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải gánh chịu nếu thực hiện các hành vi thương mại không công bằng với NTD. Khái niệm hành vi thương mại khơng cơng bằng có ý nghĩa bao quát hơn là một số hành vi cụ thể như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, ép buộc trong kinh doanh, quảng cáo gian dối,…
Từ những phân tích kể trên có thể thấy việc cần tiếp tục đưa thêm các quy định về hành vi thương mại không công bằng nhằm bảo vệ trực tiếp QLNTD trong Luật BVQLNTD là hoàn toàn cần thiết. Các hành vi thương mại không công bằng gồm: hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn, lừa dối khách hàng; hành vi che giấu hoặc cung cấp thơng tin khơng đầy đủ về hàng hố, các hành vi cưỡng bức, sách nhiễu, lạm dụng đối với NTD. Các hành vi này được quy định trong luật dưới dạng các quy phạm cấm. Trong phần quy định về hành vi thương mại khơng cơng bằng, cũng cần có những quy định về nghĩa vụ chứng minh khi có hành vi tố cáo hành vi thương mại khơng cơng bằng với cơ quan có thẩm quyền vàchế tài áp dụng đối với người kinh doanh hàng hố, dịch vụ có hành vi đó.... Theo đó, trong các vụ việc giải quyết về hành vi thương mại không công bằng, người KDHH bị coi là đương nhiên đã thực hiện hành vi thương mại không công bằng như cáo
buộc của NTD nếu khơng tự chứng minh được rằng mình khơng thực hiện hành vi như vậy.
4.2.1.4 Các quy định về trách nhiệm sản phẩm.
Bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hố có ý nghĩa rất quan trọng với NTD, người sản xuất và nhà nước trong việc duy trì an ninh, trật tự cơng cộng và lợi ích quốc gia. Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá gắn trực tiếp với trách nhiệm của người sản xuất và nhà nước, trong đó người sản xuất chịu trách nhiệm trực tiếp và chủ yếu, Nhà nước có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hố nhưng nhà nước khơng can thiệp trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm, hàng hố của người sản xuất. Nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các công cụ quản lý khác và kiểm tra việc thực hiện các quy định này, tác động đến các yếu tố hình thành chất lượng của sản phẩm, hàng hố để bảo đảm an tồn cho sản phẩm, hàng hố được đưa ra thị trường sử dụng
Chế định TNSP (trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết
tật gây ra) là một công cụ quan trọng trong bảo vệ NTD, cần được nghiên cứu
và đưa vào trong Luật BVQLNTD nhằm tạo cơ hội hơn nữa cho NTD trong việc tự bảo vệ mình. Các nội dung cơ bản trong chế định TNSP bao gồm các quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà sản xuất, việc liên đới chịu trách nhiệm của các chủ thể khác; quy định về việc xác định sản phẩm có khuyết tật; về việc phân chia nghĩa vụ chứng minh; các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm;… Việc quy định cụ thể có thể tham khảo một số quy định chung về TNSP của một số nước.
Trong đó, quan trọng nhất là việc giảm trừ nghĩa vụ chứng minh cho NTD trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm gây ra. Theo đó, NTD chỉ cần phải chứng minh: có thiệt hại xảy ra, có khuyết tật của sản phẩm và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với khuyết tật của
sản phẩm mà không phải chứng minh lỗi của người kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc gây ra khuyết tật của sản phẩm.
Đối với các quy định liên quan đến việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra cần bảo đảm với quy định tại Bộ luật Dân sự về trường hợp không phải bồi thường khi thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
4.2.2 Các quy định về hoạt động kiểm soát hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung
Đây là mảng việc mới, cán bộ thực thi cả Trung ương và địa phương đều chưa nhiều kinh nghiệm, do vậy cần thường xuyên tổng kết đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện khả năng của cơ quan quản lý nhà nước. Hơn nữa danh mục kiểm soát HĐTM, điều kiện giao dịch chung theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng nên linh hoạt, cần được thường xuyên rà soát để thay thế hoặc bổ sung mặt hàng mới có nhiều vi phạm vào kiểm soát. Chẳng hạn như lĩnh vực nước sinh hoạt, lĩnh vực vận tải đường sắt, vận tải hàng không sau khi kiểm sốt xong có thể đề xuất cho ra khỏi danh sách kiểm soát HĐTM, điều kiện giao dịch chung. Một số lĩnh vực như dịch vụ trong tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế hoặc giáo dục cần nghiên cứu bổ sung vào danh mục hàng hóa dịch vụ thiết yếu phải đăng ký HĐTM, điều kiện giao