Đánh giá hoạt động tín dụng của của hai chi nhánh DongABank trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP đông á trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 54 - 59)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á trên địa

2.2.3. Đánh giá hoạt động tín dụng của của hai chi nhánh DongABank trên địa bàn

trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2.2.3.1. Tình hình dư nợ của hai chi nhánh DongA Bank trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tình hình dư nợ của hai chi nhánh (DongA Bank Bình Dương và DongA Bank Thuận An) phân theo đối tượng khách hàng trong thời gian từ năm 2011-2013 như sau:

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay của DongA Bank trên địa bàn tỉnh Bình Dương

(tổng hợp kết quả của hai chi nhánh DongA Bank Bình Dương và DongA Bank Thuận An)

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng/ giảm (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng/ giảm (%)

Dư nợ cho vay 903.721 100% 998.316 100% 10,5% 897.399 100% -10,1%

- Cá nhân 173.514 19,2% 121.795 12,2% -29,8% 102.304 11,4% -16,0%

- Doanh nghiệp 730.207 80,8% 876.521 87,8% 20,0% 795.096 88,6% -9,3%

Nguồn: Phịng tín dụng của DongA Bank Bình Dương và DongA Bank Thuận An

Qua bảng 2.4, có thể thấy trong ba năm (năm 2011, 2012, 2013) dư nợ cho vay tại chi nhánh chủ yếu là của khách hàng doanh nghiệp (KHDN), đây cũng là đối tượng khách hàng quan trọng nhất của chi nhánh. Năm 2011, dư nợ của KHDN đạt 730.207 triệu đồng, có tỷ trọng 80,8% trong tổng dư nợ. Năm 2012, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, khiến cho việc việc tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng cũng bị ảnh hưởng trong đó có DongA Bank. Tuy nhiên với việc giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ chia sẽ bớt khó khăn với doanh nghiệp kết hợp với việc tăng cường hoạt động hỗ trợ và chăm sóc khách hàng nên dư nợ năm 2012 tăng 20% đạt mức 876.521 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,8%. Năm

2013, dư nợ KHDN giảm xuống còn 795.831 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 9,3% so với năm 2012.

Dư nợ đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ, ngồi ra cịn có sự suy giảm trong thời gian ba năm vừa qua. Năm 2011 khối KHCN có dư nợ 173.514 triệu đồng, đạt tỷ trọng 19,2%; Năm 2012, đạt 121.795 triệu đồng, giảm 12,2% so với năm 2011; Đến năm 2013 dư nợ giảm chỉ còn 102.304 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 11,4%, tốc độ giảm là 16%. Điều này cho thấy chi nhánh vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng nhóm khách hàng này, đa số khách hàng cá nhân hiện có của chi nhánh đều là khách quen thường vay với số tiền nhỏ và vay trong thời gian dài. Trong thời gian tới, chi nhánh cần có nhiều chính sách quan tâm và thu hút đối tượng khách hàng này nhiều hơn nữa.

2.2.3.1. Tình hình nợ quá hạn của hai chi nhánh DongA Bank trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tình hình nợ q hạn tính theo dư nợ của cả hai chi nhánh trong ba năm 2011, 2012, 2013 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Dư nợ phân theo nhóm nợ của DongA Bank trên địa bàn tỉnh

Bình Dương (tổng hợp kết quả của hai chi nhánh DongA Bank Bình Dương và

DongA Bank Thuận An)

Đvt: triệu đồng

Dư nợ

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Nhóm 1 899.870 99,57% 920.834 92,24% 877.224 97,75% Nhóm 2 - 0,00% - 0,00% - 0,00% Nợ xấu: 3.851 0,43% 77.482 7,76% 20.176 2,25% + Nhóm 3 407 0,05% 20 0,00% 8.570 0,95% + Nhóm 4 58 0,01% 75.743 7,59% - 0,00% + Nhóm 5 3.386 0,37% 1.719 0,17% 11.606 1,29% Tổng cộng 903.721 100% 998.316 100% 897.399 100%

Trong ba năm qua, hai chi nhánh DongA Bank trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có các chính sách kiểm sốt hoạt động cho vay và doanh số thu nợ tốt. Hầu hết các khoản nợ của chi nhánh là nợ nhóm 1 tức nợ đủ tiêu chuẩn. Năm 2012, có tỷ lệ nợ xấu cao 7,76% >3% tổng dư nợ, tương ứng với dư nợ xấu là 77.482 triệu đồng. Đến năm 2013 nợ xấu của hai chi nhánh tuy đã giảm đáng kể, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2,25% <3% tổng dư nợ, nhưng dư nợ xấu vẫn còn khá cao và phần lớn là nợ nhóm năm, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng của hai chi nhánh DongA Bank trên địa bàn cần phải được tiếp tục quan tâm khắc phục. So với các ngân hàng TMCP lớn, thành lập và hoạt động tương đương với DongA Bank trên địa bàn thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng này rất thấp thông thường dưới 1% như: ACB, Sacombank, Hàng Hải, … đây là vấn đề đã và đang được sự quan tâm của lãnh đạo DongA Bank để nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cũng như nâng cao lợi nhuận, chất lượng hoạt động của hai chi nhánh.

* Từ sự so sánh trên cho thấy xét về thị phần và quy mô so với thời gian hoạt động thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đơng Á cịn chưa tương xứng với tầm vóc phát triển. Hoạt động tín dụng cịn có nhiều khả năng phát triển thêm để tăng thị phần tại địa bàn tỉnh Bình Dương trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ lược về DongA Bank, gồm: giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, định hướng phát triển trong tương lại; giới thiệu sơ lược về các sản phẩm dịch vụ tín dụng hiện đang được áp dụng trong hệ thống của DongA Bank; khái quát tình hình hoạt động của DongA Bank qua phân tích các chỉ tiêu hoạt động của tồn hệ thống và đi sâu phân tích tình hình hoạt động tín dụng của DongA Bank tại hai chi nhánh DongA Bank Bình Dương và DongA Bank Thuận An.

Qua phân tích số liệu của DongA Bank Bình Dương và DongA Bank Thuận An cho thấy nguồn vốn huy động thì tăng trường qua các năm, trong khi dư nợ tín dụng lại biến động tăng, giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2013, dư nợ giảm so với năm 2012, nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cịn nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn tiêu dùng hoặc để đầu tư, sản xuất kinh doanh của người dân có chiều hướng chững lại…. Bên cạnh đó, do nợ xấu có nguy cơ tăng cao DongA Bank phải tập trung thực hiện các giải pháp hạn chế gia tăng nợ xấu, đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp như: bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản (VAMC), xử lý tài sản đảm bảo đặc biệt chú trọng đối với các khoản nợ xấu đã xử lý rủi ro, cơ cấu lại nợ…Năm 2012, có tỷ lệ nợ xấu cao là 7,76% >3% tổng dư nợ, tương ứng với dư nợ xấu là 77.482 triệu đồng. Đến năm 2013 nợ xấu của hai chi nhánh tuy đã giảm đáng kể, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2,25% <3% tổng dư nợ, nhưng dư nợ xấu vẫn còn khá cao và phần lớn là nợ nhóm 5, chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng của hai chi nhánh DongA Bank trên địa bàn cần phải được tiếp tục quan tâm khắc phục.

Xem xét về cơ cấu tín dụng của hai chi nhánh thì chủ yếu là các khoản tín dụng ngắn hạn. Mục đích vay là nhằm hỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của hộ gia đình, cá nhân... Dư nợ cho vay phần lớn tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp (dư nợ khách hàng doanh nghiệp chiếm trên 80% tổng dư nợ). Trong khi đó, dư nợ đối với khách hàng cá

nhân chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ và có sự suy giảm trong thời gian qua (2011-2013), đa số khách hàng cá nhân hiện có của chi nhánh đều là khách quen thường vay với số tiền nhỏ và vay trong thời gian dài, điều này cho thấy chi nhánh vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng nhóm khách hàng này. Trong thời gian tới, chi nhánh cần có nhiều chính sách quan tâm và thu hút đối tượng khách hàng này nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, việc quản trị điều hành hiện thiếu chức danh quản lý giám đốc chi nhánh và mặt bằng lương nhân viên đang thấp hơn so với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn. Đây là cơ sở để đề xuất hướng nâng cao chất lượng tín dụng về mặt định tính đối với DongA Bank trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ được đề cập ở chương IV.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP đông á trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)