Tình hình về doanh số cho vay và doanh số thu nợ của DongABank trên địa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP đông á trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 50 - 53)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á trên địa

2.2.1. Tình hình về doanh số cho vay và doanh số thu nợ của DongABank trên địa

hàng thứ 1 là Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín dư nợ 3.761.711 triệu đồng, thứ 2 là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu dư nợ 1.896.726 triệu đồng, thứ 3 là Ngân hàng TMCP Quân Đội dư nợ 1.729.216 triệu đồng). So với tổng nguồn vốn huy động thì chi nhánh chỉ mới cho vay được khoảng 36,4% so với tổng nguồn vốn huy động (= 897.399/2.463.204); khi so với tổng dư nợ trên tồn địa bàn tỉnh Bình Dương thì dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Á chỉ chiếm một phần nhỏ là 1,35% so với tổng dư nợ trên toàn địa bàn (= 897.399/66.601.802).

2.2.1. Tình hình về doanh số cho vay và doanh số thu nợ của DongA Bank trên địa bàn tỉnh Bình Dương trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Tình hình về doanh số cho vay và doanh số thu nợ của DongA Bank Bình Dương và DongA Bank Thuận An được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.3. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của DongA Bank trên địa

bàn tỉnh Bình Dương (tổng hợp kết quả của hai chi nhánh DongA Bank Bình

Dương và DongA Bank Thuận An)

Đvt: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Doanh số cho vay 2.456.517 2.361.001 2.377.399 - Ngắn hạn 2.347.102 2.181.536 2.271.034 - Trung, dài hạn 109.415 179.465 106.364 Doanh số thu nợ 2.387.960 2.353.703 2.704.858 - Ngắn hạn 2.279.503 2.251.674 2.634.459 - Trung, dài hạn 108.457 102.028 70.400

Hầu hết các nguồn vốn tín dụng của chi nhánh là các khoản tín dụng ngắn hạn: cho vay nhằm hỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của hộ gia đình, cá nhân... Năm 2010, doanh số cho vay của chi nhánh lại sụt giảm khá mạnh, chỉ đạt 1.517.995 triệu đồng, giảm 583.731 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 28% so với năm 2009. Sự giảm sút trong doanh số cho vay có thể giải thích bởi một số nguyên nhân như: do chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ, chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng cộng với việc lãi suất trong năm 2010 tăng cao khiến doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn vay và ngân hàng phải tập trung vốn cho việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định. Sau một thời gian sụt giảm, năm 2011 doanh số cho vay đã tăng lên trở lại đến thời điểm 31/12/2011 doanh số cho vay đạt 2.456.517 triệu đồng, tăng 938.522 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 62% so với năm 2010 đây là một sự nỗ lực không ngừng của hai chi nhánh DongA Bank trên địa bàn để phục phát triển hoạt động kinh doanh. Năm 2012, xuất phát từ khó khăn chung của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, trong khi đó nhu cầu vay vốn tiêu dùng hoặc để đầu tư, sản xuất kinh doanh của người dân có chiều hướng chững lại…, khiến doanh số cho vay giảm, nợ xấu tăng cao, DongA Bank phải tập trung thực hiện các giải pháp hạn chế gia tăng nợ xấu,

ty quản lý tài sản (VAMC), xử lý tài sản đảm bảo đặc biệt chú trọng đối với các khoản nợ xấu đã xử lý rủi ro, cơ cấu lại nợ… Đến cuối năm 2013 nợ xấu của hai chi nhánh DongA Bank trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã giảm đáng kể, tổng nợ xấu của cả hai chi nhánh đến cuối 2013 là 20.176 triệu đồng giảm 57.306 triệu đồng so với cuối năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm là 74%.

Để hoạt động tín dụng có hiệu quả và bền vững thì ngồi việc mở rộng doanh số cho vay cịn phải chú trọng đến cơng tác thu nợ nhằm đảm bảo hiệu quả của đồng vốn bỏ ra và khả năng thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thốt và lãng phí vốn. Nếu như doanh số cho vay thể hiện tình hình hoạt động của ngân hàng là khả quan hay khơng thì doanh số thu nợ lại càng khẳng định được hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Nhờ các chính sách thu nợ linh hoạt và có hiệu quả tình hình thu nợ của DongA Bank trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được kết quả khá tốt trong thời gian qua, cụ thể: Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 1.779.285 triệu đồng; Năm 2010 doanh số thu nợ đạt 1.963.622 triệu đồng, tăng 184.337 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là 10%) so với năm 2009; Năm 2011 doanh số thu nợ tiếp tục tăng và đạt 2.387.960 triệu đồng, tăng 424.338 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng là 22%) so với năm 2010; Năm 2012 doanh số thu nợ chỉ đạt 2.353.703 triệu đồng, giảm 34.257 triệu đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm là 1%) so với năm 2011, tuy nhiên đến cuối năm 2013 doanh số thu nợ đã có chuyển biến tăng trở lại nguyên nhân là do: chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, một số khách hàng đáp ứng đủ điều kiện theo qui định đã tiến hành tất toán trước hạn khoản nợ đang vay với lãi suất cao sau đó vay lại với lãi suất thấp hơn, vì vậy làm cho doanh số thu nợ của chi nhánh tăng; bên cạnh đó do tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp có những chuyển biến khả quan hoạt từ đó tăng khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng; Mặc khác, trong thời gian này DongA Bank tiến hành đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu về mức an toàn theo qui định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP đông á trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)