- Điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội:
3.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính
Hiện nay CTLTLA mỗi năm doanh thu tăng hơn so kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế không bằng năm 2008. Nguyên nhân do đầu tư trang thiết bị cho nhà máy chế biến cao cấp, nhà máy xay xát- đánh bóng nên chi phí đầu tư q lớn, hàng tồn kho nhiều. Công ty chưa thành lập đội chuyên trách phân tích thực trạng tài chính. để nâng cao năng lực tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, CTLTLA cần thực hiện một số giải pháp:
- Nâng cao mức sinh lời trên tổng tài sản (ROA) bằng cách tăng quy mô, hiệu quả mang lại của từng hoạt động kinh doanh bằng cách huy động vốn. Để huy động vốn có thể giảm chi phí trả lãi vay có thể sử dụng hai phương án. Một nguồn vốn có thể huy động là vốn tự có của doanh nghiệp được tích lũy từ lãi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Một nguồn vốn khác là cơng ty có thể huy động vốn bằng cách hợp tác với người nước ngoài. Đầu tư nước ngồi trực tiếp sẽ mang lại khơng chỉ vốn mà kèm theo đó là cơng nghệ tiên tiến và cơng nghệ quản lý hiện đại, hứa hẹn một sự phát triển vượt bậc theo hướng đầu tư này.
- Nâng cao lợi nhuận sau thuế bằng cách giảm chi phí. Trong DN áp dụng Cải tiến liên tục và nghiên cứu ứng dụng 5S để giảm thiểu những lãng phí.
Ứng dụng 5S ( S - sàng lọc, S– sắp xếp, S – sạch sẽ, S – săn sóc, S – sẵn sàng), 5S liên quan mật thiết sản xuất, chất lượng, chi phí, giao hàng, an tồn, tinh thần lao động.
Cải tiến liên tục trong tồn cơng ty , hoạt động cải tiến liên tục triển khai trên cơ sở vịng lặp xốy ốc ( P- kế hoạch, D- thực hiện, C – kiểm tra, A – cải tiến).
. Không đạt chất lượng: gồm những chi phí liên quan đến sản phẩm khơng đạt chất lượng như làm tăng chi phí sản xuất, hàng bán, chậm giao hàng, lãng phí nguyên vật liệu.
. Tồn kho: chi phí tồn kho và bảo quản cao, lãng phí khơng gian, vịng quay vốn không hiệu quả.
. Chờ đợi: thời gian lao động hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn trong hệ thống sản xuất.
. Thao tác thừa của công nhân ảnh hưởng đến năng suất lao động.
- Kiểm tra chặt chẻ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất- chế biến gạo, theo dõi các hàng tồn kho, kiểm kê tài sản, phát hiện những chi phí khơng hợp lý để có biện pháp xử lý kịp thời, giúp hạn chế rủi ro trong q trình hoạt động.
- Áp dụng chính sách mua trả chậm đối với các nhà cung cấp để giảm mức vay và chi phí vay.
- Ngăn chặn nợ xấu, đồng thời thu hồi nợ quá hạn đã phát sinh, xử lý nhanh nợ xấu , nâng cao chất lượng để tăng thêm tỷ lệ bù đắp rủi ro nhằm tăng mức độ an tồn, lành mạnh hóa tình hình tài chính góp phần tăng năng lực cạnh tranh.
- Quản lý khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý vốn lưu động. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần đáng kể vảo việc sử dụng vốn có hiệu quả. Lập báo cáo theo dõi tình hình cơng nợ khách hàng, ta có thể dễ dàng thấy được khoản nợ nào trả, khoản nợ nào chưa trả,. từ đó có kế hoạch xử lý các khoản nợ .