Kho bảo quản máy móc
1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phụ thuộc vào bản thân nguồn lực nội tại và hiện có của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân của doanh nghiệp không thể hoạt động được nếu như nó bị tách biệt ra khỏi nền kinh tế. Vì vậy, những yếu tố thuộc về mơi trường hoạt động của doanh nghiệp như môi trường vĩ mô, vi mô cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
1.5.2.1 Tác động của môi trường vi mô ( mô trường ngành)
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố bên ngoài tác động đến doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh. Theo Michael E Porter, ngành kinh doanh nào cũng chịu năm áp lực cạnh tranh.
Thách thức từ phía đối thủ tiềm năng Sức mạnh Sức mạnh Đàm phán đàm phán Từ phía nhà từ phía
Cung cấp người mua
Thách thức từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế
Hình 1.3 Mơ hình năm áp lực cạnh tranh (Nguồn: M. Porter, “Competitive Strategy”, 1980, trang 4) Đối thủ cạnh tranh:
Mức độ cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, tốc độ tăng trưởng của ngành. Để đề ra chiến lược cạnh tranh hợp lý , công ty cần phân tích từng đối thủ cạnh tranh để hiểu được thực lực, khả năng phản kháng, cũng như khả năng dự đoán chiến lược kinh doanh của các đối thủ.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những nhà cung ứng cơ sở vật chất, vật tư, máy móc thiết bị, điện, nước, dịch vụ bưu chính, viễn thơng, nông dân... phục vụ yêu cầu hoạt động của công ty để tạo ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Sức mạnh trong đàm phán của nhà cung cấp được đánh giá qua mức độ độc quyền, uy tín của thương hiệu, khác biệt hố sản phẩm dịch vụ, giá thành sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp...
ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại
SẢN PHẨM THAY THẾ NHÀ CUNG CẤP NGƯỜI MUA
Khách hàng ( người mua)
Khách hàng và nhu cầu khách hàng quyết định qui mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp là yếu tố hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh. Có năm dạng thị trường khách hàng: thị trường người tiêu dùng, thị trường các nhà sản xuất, thị trường các nhà buôn bán trung gian, thị trường các cơ quan nhà nước và thị trường quốc tế.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp phải giảm tối đa sức ép và tạo mơi trường với các khách hàng qua các chính sách giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, để họ trở thành người cộng tác tốt.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơn và chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thay thế.
Mối đe dọa của sản phẩm thay thế được đánh giá qua sự đa dạng của sản phẩm thay thế và mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế mở rộng thị trường, đe dọa trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức lợi nhuận của công ty.
Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơn, và chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế.
Đối thủ tiềm năng
Mối đe dọa xâm nhập của đối thủ tiềm năng được đánh giá thông qua hàng rào gia nhập của ngành như tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, thương hiệu, quy mô kênh phân phối mà cơng ty đã tạo lập, chính sách của Chính phủ, kỹ thuật, vốn, các nguồn lực đặc thù như nguyên vật liệu, bằng cấp, phát minh sáng chế, nguồn nhân lực…
1.5.2.2 Tác động của môi trường vĩ mô
Kinh tế:
Các yếu tố kinh tế bao gồm phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, đến nhu cầu tiêu dùng hàng hố và các yếu tố có liên quan đến sử dụng nguồn lực của kinh doanh.
Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến DN. Một số yếu tố căn bản được DN quan tâm là: tỷ lệ lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, thu chi ngân sách, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân, tỷ lệ tiết kiệm của doanh nghiệp, tổng sản phẩm quốc nội .
Chính trị luật pháp:
Các yếu tố chính trị, luật pháp bao gồm luật chống độc quyền, luật thuế, luật lao động, luật đào tạo, huấn luyện người lao động, chính sách, triết lý về giáo dục.
Ngày nay các xu hướng chính trị rất nhạy cảm và ngày càng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh, mơi trường chính trị bất ổn là khó khăn lớn cho DN. Vì vậy điều kiện tiên quyết trong đầu tư phát triển là tình hình chính trị phải ổn định.
Văn hóa xã hội:
Yếu tố xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến thị trường sản phẩm, dịch vụ và người tiêu thụ. Các khía cạnh hình thành mơi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.
Các yếu tố văn hoá – xã hội thường tiến triển chậm nên đơi khi thường khó nhận biết. Các yếu tố văn hố – xã hội của Cơng ty: dân số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập của các tầng lớp dân cư, xu hướng vận động…
Công nghệ:
Thế giới đang thay đổi hàng ngày với những đổi mới về sản phẩm, phát minh, tiến bộ của kỹ thuật , những công nghệ mới trong thông tin và truyền đạt. Các tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của tất cả những tổ chức kinh doanh.
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày những lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế và năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Có nhiều quan điểm về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên, tác giả chọn quan điểm của Michael Porter để phân tích. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đó là:
Nguồn nhân lực, năng lực kho bảo quản máy móc, năng lực sản xuất chế biến, năng lực quản trị tài chính, năng lực kinh doanh và Marketing, năng lực quản trị tài chính, quản lý điều hành, năng lực cơng nghệ, uy tín thương hiệu.
Bên cạnh đó có các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp gồm: môi trường vi mô như đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, người mua, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm năng; mơi trường vĩ mơ như: kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội, cơng nghệ.
Để đánh giá tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành lương thực, tác giả sử dụng phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh. Đây chính là nền tảng để tác giả áp dụng nghiên cứu NLCT của CTLTLA trong chương 2.
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY LƯƠNG THỰC LONG AN