Bản chất của tài chính

Một phần của tài liệu kinh tế chính trị theo các chuyên đề (Trang 58 - 60)

NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

12.1.1.1. Bản chất của tài chính

Tài chính là một phạm trù kinh tế gắn với sản xuất hàng hoá, tiền tệ và nhà nước, phản ánh quan hệ xã hội trong việc phân phối giá trị tổng sản phẩm xã hội, là quan hệ phân phối dưới hình thái tiền tệ.

Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, bản chất tài chính có sự biểu hiện rất phức tạp, phản ánh mối quan hệ về mặt lợi ích giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực phân phối.

Hiện nay ở nước ta, bản chất của tài chính biểu hiện qua các nhóm quan hệ dưới đây: Nhóm các quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội với Nhà nước:

Đây là nhóm quan hệ phản ánh q trình tập trung của cải dưới hình thức tiền tệ đảm bảo cho các hoạt động của Nhà nước. Trong mối quan hệ này, giá trị dịch chuyển theo hai chiều: từ "dân" (doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức…) vào tay Nhà nước và từ ngân sách nhà nước xuống bên dưới.

Nhóm các quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức - xã hội, dân cư với hệ thống ngân hàng:

Chương 12: Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thơng tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên CNXH Việt Nam

Trong thời kỳ quá độ, hệ thống các ngân hàng, các tổ chức tín dụng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong việc tài trợ cho các hoạt động xã hội nói chung, sản xuất kinh doanh nói riêng.

Chương 12: Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên CNXH Việt Nam

Đặc biệt, hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng nhà nước sẽ tạo đà phát triển mạnh mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư với ngân hàng.

Nhóm các quan hệ tài chính giữa các chủ thể kinh tế với nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đây là mối quan hệ thực hiện sự mua, bán các "quỹ tiền tệ" tồn tại dưới các hình thức khác nhau. Các quan hệ này được sử dụng ngày càng mở rộng nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực tài chính trong xã hội. Tham gia vào thị trường tài chính có mặt hầu hết các chủ thể kinh tế trong xã hội.

Nhóm các quan hệ tài chính trong nội bộ mỗi chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư…)

Biểu hiện của quan hệ này là sự dịch chuyển của giá trị trong quá trình hoạt động của mỗi tổ chức như việc chi trả lương thưởng cho viên chức, công nhân, người lao động; các khoản thu về tiền phạt do vi phạm hợp đồng, vi phạm vật chất; hay việc cấp phát vốn, phân phối, điều hòa vốn; phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ tổ chức…

Tóm lại, bản chất của tài chính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần phản ánh bản chất nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Một phần của tài liệu kinh tế chính trị theo các chuyên đề (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w