Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước.

Một phần của tài liệu kinh tế chính trị theo các chuyên đề (Trang 126 - 127)

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

7.2.2.2. Sự hình thành và phát triển của sở hữu tư bản độc quyền nhà nước.

- Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống, những nét nổi bật nhất là sức mạnh của độc quyền và của nhà nước kết hợp với nhau trong lĩnh vực kinh tế.

- Cơ sở của những biện pháp độc quyền nhà nước trong nền kinh tế là sự thay đổi các quan hệ sở hữu. Nó biểu hiện khơng những ở chỗ sở hữu nhà nước tăng lên mà cả ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tư nhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình chu chuyển của tổng tư bản xã hội.

Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức sau đây: + Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách; + Quốc hữu hố các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại; + Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân;

+ Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của các doanh nghiệp tư nhân.

Trong các hình thức trên,các doanh nghiệp nhà nước có chức năng rất quan trọng đối với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Đó là:

+ Mở rộng sản xuất, đảm bảo sự phát triển cho kinh tế tư bản tư nhân

+ Giải phóng tư bản của các tổ chức độc quyền. Từ những ngành ít lãi, để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn

+ Làm chỗ dựa cho sự điều tiết kinh tế tư bản chủ nghĩa theo những chương trình nhất định Mặc dù có chức năng quan trọng như vậy, nhưng khơng phải lúc nào giai cấp tư sản cũng muốn mở rộng sở hữu tư bản nhà nước.Vấn đề là ở chỗ, khi nào nó mang lại lợi ích cho giai cấp tư sản thì sẽ được chú ý phát triển và ngược lại.

Một phần của tài liệu kinh tế chính trị theo các chuyên đề (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w