CHƯƠNG X: KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
10.2.2. Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
nghĩa.
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cơ cấu kinh tế nông thôn là quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau phát triển trong điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, trong một thời gian nhất định ở nông thôn.
+ Cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý sẽ quyết định việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tối ưu các nguồn lực hiện có, quyết định tốc độ phát triển kinh tế thị trường, quyết định khả năng xã hội hoá sản xuất và lao động, chuyển nông dân thuần nông sang nông dân của cơ cấu kinh tế mới.
+ Sự chuyển dịch còn chậm và về cơ bản, nền kinh tế nông thôn nước ta vẫn là nền kinh tế thuần nơng, chậm phát triển. Tình trạng lạc hậu biểu hiện trên các mặt sau:
Cơ cấu nông thôn và kinh tế nơng thơn vẫn chưa thốt khỏi tình trạng độc canh, tự cấp tự túc; trình độ sản xuất hàng hố cịn thấp; hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao.
Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp vẫn phát triển tách rời, thiếu kết hợp chặt chẽ với nhau, làm giảm sức mạnh cộng hưởng trong kinh tế thị trường.
Cơ cấu nông nghiệp chưa gắn với cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn. Trong kinh tế nông thôn, công nghiệp chế biến, dịch vụ chưa phát triển , do đó thiếu sự thúc đẩy, tác động cải tiến cơ cấu kinh tế nông thôn.
b. Phát triển kinh tế hàng hố ở nơng thôn với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
Trong kinh tế nơng thơn có sự hiện diện của nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế phải vận động theo hướng chung: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng trong kinh tế nông thôn; kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.v.v.. cùng phát triển trở thành nội lực xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Về kinh tế nhà nước trong kinh tế nông thôn:
Củng cố, sắp xếp và tăng cường tính độc lập tự chủ của các đơn vị kinh tế nhà nước trong nông nghiệp, nơng thơn.
Quan tâm thích đáng lợi ích kinh tế của người lao động trên cơ sở họ được làm chủ thực sự quyền sở hữu, quyền sử dụng tư liệu sản xuất trong phạm vi hợp pháp của mình. Giải quyết tốt quan hệ ruộng đất theo luật định.
Xác định quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của người lao động và các doanh nghiệp chủ yếu làm dịch vụ đầu vào, đầu ra giúp cho các hộ gia đình tự chủ sản xuất kinh doanh.
+ Về kinh tế tập thể trong kinh tế nơng thơn:
Kinh tế tập thể mà nịng cốt là các hợp tác xã là những tổ chức kinh tế hợp tác của những người lao động liên kết tự nguyện góp vốn, góp sức để sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề dịch vụ khác được sự hướng dẫn, hỗ trợ của Nhà nước.
Chuyển sang cơ chế và phương thức hoạt động mới, nhìn chung các hợp tác xã đều đã chuyển thành tổ chức dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình nơng dân hoặc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiểu quả.
+ Về kinh tế cá thể, tiểu chủ trong kinh tế nông thôn:
Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở nông thơn là kinh tế hộ gia đình khơng tham gia hợp tác xã mà hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào hoặc chủ yếu dựa vào vốn và sức lao động của bản thân.
Xu hướng phát triển chung của kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp, nông thôn là tất yếu chuyển lên hợp tác xã kiểu mới với nhiều hình thức, mức độ khác nhau.
Tạo điều kiện khuyến khích phát triển hình thức trang trại gia đình cũng như các loại hình thức trạng trại gia đình cũng như các loại hình sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình.
+ Về kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước trong kinh tế nơng thơn:
Cho đến nay, những hình thức kinh tế này mới chỉ bắt đầu phát triển ở nông thôn. Trong thời gian tới cần khuyến khích và định hướng phát triển các loại hình kinh tế này; tạo điều kiện cho tư nhân trong nước và các nhà đầu tư nước ngồi đầu tư kinh doanh nơng nghiệp, nhất là đầu tư nước ngồi đầu tư vào cơng nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
c. Ngăn chặn sự xung đột lợi ích trong nội bộ nông thôn, giữa nông thôn và thành thị.
+ Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế thì cơ cấu xã hội- giai cấp ở nông thôn cũng biến đổi. Cơ cấu xã hội- giai cấp thuần nông trước đây bị phá vỡ. Cơ cấu xã hội- giai cấp mới xuất hiện, bao gồm những tầng lớp xã hội khác nhau: người lao động cá thể, người lao động trong các tổ chức hợp tác xã, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước,… Sự phân hố giàu- nghèo, sự phân hố về lợi ích kinh tế cùng với khả năng xung đột về lợi ích kinh tế là điều khó tránh khỏi.
+ Để phát triển kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải hạn chế và ngăn chặn, tháo gỡ kịp thời những xung đột để khơng trở thành mâu thuẫn đối kháng về lợi ích trong nông thôn, giữa nông thôn và thành thị bằng các chính sách kinh tế và luật pháp của nhà nước, đặc biệt là chính sách phân phối sao cho mọi người đều được hưởng những thành tựu của sự phát triển.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG