Kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu kinh tế chính trị theo các chuyên đề (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG X: KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

10.1.1. Kinh tế nông thôn.

* Khái niệm:

+ Nông thôn là khái niệm để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. + Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của vật nuôi cây trồng để tạo ra sản phẩm (lương thực, thực phẩm,…) để thoả mãn nhu cầu của mình. Theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp.

Các nước nghèo nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội.

Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và việc ứng dụng khoa học- công nghệ gặp nhiều khó khăn nên cấu tạo hữu cơ (c:v) thấp, năng suất lao động thấp.

Phân biệt nông nghiệp là ngành kinh tế, nông thôn là khái niệm rộng hơn, bao gồm cả kinh tế, văn hố, xã hội, mơi trường và được xem xét trên nhiều góc độ.

+ Kinh tế nơng thôn là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông - lâm- ngư nghiệp, cùng với các ngành thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu - thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông thôn, các ngành thương nghiệp và dịch vụ… tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn với địa bàn nơng thơn. Nó vừa mang những đặc trưng của nền kinh tế (về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ chế kinh tế,…) vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn.

Mặt kinh tế - kỹ thuật: gồm nhiều ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, dịch vụ,… trong đó chủ yếu là nông - lâm - ngư nghiệp.

Mặt kinh tế - xã hội: bao gồm nhiều thành phần kinh tế.

Không gian lãnh thổ: Nhiều vùng (chuyên canh lúa, màu, cây ăn quả,…).

Kinh tế nơng thơn có nội dung rất rộng, bao gồm các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế có quan hệ và tác động lẫn nhau.

* Nội dung của kinh tế nông thôn: a, Cơ cấu ngành nghề, kinh tế nông thôn Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp

Công nghiệp gắn với nông, lâm, ngư nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp và các ngành tiểu thủ cơng nghiệp khác.

Các loại hình dịch vụ thương nghiệp, tín dụng, khoa học và cơng nghệ, tư vấn… b, Cơ cấu thành phần, kinh tế nông thôn

Kinh tế nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp là thành phần kinh tế đóng vai trị chủ đạo trong kinh tế nông thôn. Bộ phận tiêu biểu của thành phần kinh tế này là các nông-lâm trường quốc doanh, các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp và các cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

Kinh tế tập thể phát triển từ thấp đến cao, hoàn chỉnh nhất là các hợp tác xã kiểu mới, tiến lên liên hiệp các hợp tác xã kinh doanh nhiều ngành nghề. Kinh tế tập thể là con đường tất yếu để nông dân và cư dân nông thôn đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, và cùng với kinh tế nhà nước trong nông thôn hợp thành nền tảng của nền kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế hộ gia đình chưa tham gia hợp tác xã thuộc thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu chủ. Thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu chủ được mở rộng ra các ngành kinh tế khác ngồi nơng nghiệp: tiểu chủ kinh doanh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ…

Kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước tiếp tục tồn tại và phát triển trong nhiều ngành nghề và dịch vụ ở nơng thơn.

c, Về trình độ cơng nghệ kinh tế nơng thơn

Đây là sự tổng hợp, kết hợp có căn cứ khoa học nhiều trình độ và quy mơ nhất định: từ cơng nghệ truyền thống nói chung cịn lạc hậu cho đến cơng nghệ nửa hiện đại và hiện đại: nhiều quy mơ, trong đó quy mơ nhỏ và vừa là thích hợp nhất.

d, Về cơ cấu xã hội- giai cấp

Q trình phát triển kinh tế nơng thơn là q trình phát triển phân cơng lao động xã hội, chuyển đổi và đa dạng hoá ngành nghề sản xuất và dịch vụ ở nơng thơn. Q trình đó cũng dẫn

đến sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp và làm thay đổi quan trọng đời sống văn hoá xã hội ở các vùng nông thôn.

Một phần của tài liệu kinh tế chính trị theo các chuyên đề (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w