CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
7.4. THÀNH TỰU GIỚI HẠN VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CNTB NGÀY NAY 1 Những thành tựu CNTB đạt được trong sự vận động đầy mâu thuẫn.
7.4.1. Những thành tựu CNTB đạt được trong sự vận động đầy mâu thuẫn.
Trong quá trình phát triển, nếu chưa xét đến hậu quả nghiêm trọng đã gây ra đối với lồi người, thì chủ nghĩa tư bản vẫn có những mặt tích cực đối với sản xuất. Đó là:
- Thực hiện xã hội hố sản xuất.
Q trình xã hội hố sản xuất biểu hiện ở sự phát triển phân công lao động xã hội, hợp tác lao động, tập trung hoá, liên hiệp hố sản xuất… làm cho các q trình sản xuất phân tán được liên kết vào một hệ thống sản xuất, một quá trình sản xuất xã hội.
- Phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội.
Dưới sự tác động của quy luật giá trị thặng dư và các quy luật kinh tế khác, một mặt, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột, mặt khác, những nhân tố đó có tác động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, tiến bộ khoa học - công nghệ và tăng năng suất lao động xã hội.
- Chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại.
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ: kỹ thuật cơ khí thay kỹ thuật thủ cơng lạc hậu, rồi từ cơ khí chuyển dần sang tự động hố, tin học hố, cơng nghệ hiện đại. Đồng thời nền sản xuất cũng được xã hội hố ngày càng cao, có sự điều tiết thống nhất. Đó chính là q trình chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.
Tuy nhiên, những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được trong sự vận động đầy mâu thuận. Điều đó biểu hiện ở hai xu hướng trái ngược nhau; đó là:
Xu thế phát triển nhanh chóng của nền kinh tế biểu hiện ở chỗ: trong nền kinh tư bản chủ nghĩa thế giới đã xuất hiện thời kỳ tăng trưởng với tốc độ cao hiếm thấy.
Nguyên nhân của xu thế này là do:
+ Yêu cầu nội tại và xu thế tăng nhanh tốc độ của việc phát triển lực lượng sản xuất gắn với cuộc cách mạng khoa học và công nghê;
+ Quá trình vận hành của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bao hàm những nhân tố kích thích sự phát triển kinh tế;
+ Tác dụng can thiệp và điều chỉnh cục bộ đối với quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước;
+ Việc mở rộng thị trường trong nước và quốc tế;
+ Đặc biệt là tác dụng kích thích của cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống kinh tế thế giới. Xu thế trì trệ của nền kinh tế: sự thống trị độc quyền đã tạo ra những nhân tố ngăn cản sự tiến bộ kỹ thuật và phát triển sản xuất. Tư bản độc quyền có thể thơng qua những biện pháp như giá cả độc quyền, hạn chế sản lượng và mua phát minh kỹ thuật… thông qua tổ chức độc quyền và các thủ đoạn trao đổi không ngang giá.. để thu lợi nhuận cao một cách ổn định từ trong và ngoài nước. Tất cả những cái đó đã làm mất tác dụng ở mức độ nhất định những nhân tố thúc đẩy kỹ thuật, sản xuất tiến bộ. Ngày nay, những nhân tố nêu trên vẫn tồn tại và tiếp tục tác động, biểu
hiện là tốc độ tăng trưởng kinh tế lạc hậu nhiều so với khả năng mà khoa học và công nghệ hiện đại cho phép.