NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
12.2.2.1. Tác dụng, nhiệm vụ của ngân hàng
Ngân hàng hiểu theo nghĩa cổ điển là xí nghiệp kinh doanh tiền tệ thực hiện các nghĩa vụ huy động cho vay vốn và thanh toán.
+ Nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ và nhiệm vụ tín dụng là hai nhiệm vụ căn bản của ngân hàng. + Tác dụng của ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân:
- Tác dụng điều tiết vĩ mơ qua việc nắm tình hình kinh tế nói chung, phát hiện những mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân để từ đó điều tiết quy mơ tín dụng và lượng cung ứng tiền tệ.
- Tác dụng điều tiết, lưu thông tiền tệ và phân phối tiền vốn bằng huy động vốn và cho vay. - Tác dụng giám đốc của ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu thông qua việc
cho vay vốn, mở rộng tín dụng ngân hàng.
- Tác dụng quản lý ngoại hối (ra sức thu hút tiền gửi ngoại tệ, tập trung ngoại hối, giữ vững sự cân đối thu- chi ngoại hối, sử dụng tốt ngoại hối..)
+ Hệ thống ngân hàng chia làm ba loại:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay Ngân hàng Trung ương có nhiệm vụ chủ yếu là ổn định tiền tệ, đề xuất chính sách tiền tệ và hệ thống tiền tệ của đất nước, hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế quốc dân. Nói cách khác, ngân hàng Trung ương là " ngân hàng phát hành" hoặc "ngân hàng của các ngân hàng".
Ngân hàng đầu tư là ngân hàng kinh doanh nghiệp vụ đầu tư dài hạn.
Ngân hàng thương mại là ngân hàng chủ yếu thu hút tiền vốn ngắn hạn và cung cấp dịch vụ cho xí nghiệp cơng thương.
Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và kinh tế mở, căn cứ vào chủ thể sở hữu về vốn khi thành lập ngân hàng, các ngân hàng thương mại nước ta được phân ra theo các hình thức: Ngân hàng thương mại Nhà nước (100% vốn của Nhà nước), Ngân hàng thương mại cổ phần thành lập theo hình thức cơng ty cổ phần, Ngân hàng thương mại tư nhân là ngân hàng kinh doanh mà vốn thuộc sở hữu của tư nhân một chủ, Ngân hàng thương mại nước ngoài là những cơ sở (chi nhánh) của nước ngoài tại Việt Nam.