Thực trạng chính sách thu hút, sử dụng nhân tài ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH du lịch Lăng Cô (LangCo Beach Resort) (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Thực trạng chính sách thu hút, sử dụng nhân tài ở Việt Nam hiện nay

2.1.1. Chính sách tuyển dụng nhân tài nặng về bằng cấp

Tuyển dụng dựa vào bằng cấp là một thực trạng tồn tại từ rất lâu, mang tính lịch sử. Các địa phương, cơ quan, đơn vị trải thảm đỏ đón nhân tài với nhiều tiêu chí được đề ra, trong đó tiêu chí chủ yếu là bằng cấp như tốt nghiệp đại học loại gì, loại xuất sắc; có học vị thạc sĩ, tiến sĩ; có học hàm giáo sư, phó giáo sư.

Văn bằng, chứng chỉ là một công cụ định lượng kiến thức; thơng qua văn bằng, chứng chỉ có thể biết được người đó có trìnhđộ nào, chun ngành đào tạo là gì, xếp loại ra sao… Chúng ta vẫn phải sử dụng công cụ định lượng này đểlàm tiêu chuẩn lựa chọn nhân tài. Văn bằng, chứng chỉ chỉ trở thành tiêu cực khi nó bị làm giả vì mục đích trục lượi của cá nhân, cả từ phía người sử dụng và người làm ra nó. Hiện tượng

văn bằng, chứng chỉ giả, đi học để lấy bằng mà không cần đến kiến thức khơng cịn là chuyện hiếm hiện nay.

Kết quả kiểm tra, sát hạch đối với các thủ khoa tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại xuất sắc thuộc diện tuyển thẳng trong đợt tuyển dụng công chức của thành phố Hà Nội vừa qua là một minh chứngrất rõ chođiều đã nóiở trên. Nằm trong diện các đối tượng được tuyển thẳng không phải qua kỳ thi tuyển dụng công chức, nhưng các thủ khoa đại học trong nước và thí sịnh tốt nghiệp đại học loại giỏi các trường nước ngoài vẫn phải vượt qua kỳ sát hạch để trở thành công chức thủ đô.Sở nội vụ thành phố Hà Nọi đã ra thông báo kết quả kiểm tra, sát hạch tuyển công chức không thông qua thiii trong kỳ tuyển dụng công chức ttthành phố Hà Nội năm 2013. Theo đó, trong 43 thí sinh diện xét tuyển đặt cách có đến 14 thí sinh “khơng đạt u cầu” (trong đó 9 thí sinh có điểm khơng đạt và 5 thí sinh bỏ sát hạch). Trong 9 thí sinh khơng đạt điểm có 5 thủ khoa các trường đại học trong nước và 4 thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi của nước ngoài (1).

Thực tế trên cho thấy, việc lựa chọn nhân tài qua bằng cấp cần được xem xét lỹ lưỡng, thận trọng, nhất là trong điều kiện nền giáo dục nước ta còn nhiều yếu kém và nền hành chính nhà nước cịn nhiều chỗ chưa thực sự công khai, minh bạch. Do đó, các ngành, các cấp lấy bằng cấp và tiêu chí quan trọng nhất để tuyển dụng nhân tài rất có thể chỉ tuyển được những người có chức danh, học vị cao nhưng thiếu kiến thức và kỹ năng giải quyết công việc chuyên mơn, thậm chí cịn khơng có “đạo đức nghề nghiệp”.

2.1.2. Chính sách thu hút, sử dụng nhân tài thiếu tính đồng bộ

Một thực tế tồn tại rất phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp hiện nay là coi trọng việc thu hút nhân tài nhưng không coi trọng việc sử dụng họ. Thu hút nhân tài không chỉ là đưa họ về làm việc, mà phải tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng. Do đó, nhiều nhân tài đã tự rời bỏ nền cơng vụ để tìm những nơi làm việc mới có cơ hội thăng tiến hơn.

Những người thực sự là nhân tài thường quan tâm nhiều đến môi trường làm việc, nơi họ thể hiện được năng lực của mình. Một mơi trường thiếu tính năng động, mang nặng dấu ấn phong cách quản lý hành chính quan liêu sẽ làm hao hụt trí tuệ, giảm đi sự

nhiệt tình và khả năng sang tạo của nhân tài, nhất là lớp trẻ và những người được đào tạo trong mơi trường năng động ở nước ngồi. Họ cần được sử dụng bởi những người lãnhđạo có tư duy quản lý mới, dám thay đổi và chấp nhận rủi ro, ln ủng hộ những sang tạo tích cự của cấp dưới.

Sẽ là bất hợp lý và lãng phí “chất xám” nhân tài nếu đơn vị, địa phương “trải thảm đỏ” để thu hút một nhân tài về làm việc nhưng bố trí, sắp xếp họ khơng đúng chun mơn, năng lực và vị trí việc làm. Điều đó dẫn đến tình trạng người được thu hút về thiếu khả năng độc lăp, quyết đốn trong giải quyết cơng việc, thụ động trong thực thi nhiệm vụ, chậm thích ứng với nhiệm vụ mới, là một trong những nguyên nhân của tình trạng “chảy máu chất xám”. Giữa việc thu hút và sử dụng nhân tàiở nhiều cơ quan, đơn vị cịn có những khoảng cách đáng kể. thu hút được nhân tài nhưng bố trí cơng việc khơng hợp lý, khơng tạo điều kiện để nhân tài có thể phát triển tài năng là một sự lãng phí khơng chỉ với bản thân nhân tài mà với tồn xã hội. Đó cũng là câu trả lời vì sao thời gian qua một số địa phương thất bại trong việc thu hút nhân tài.

2.1.3. Chính sách đãi ngộ về vật chất đối với nhân tài còn thấp so với mặtbằng xã hội bằng xã hội

Chính sách đãi ngộ vật cất đối với nhân tài mà chủ yếu là thông qua tiền lương còn thấp so với mặt bằng xã hội hiện nay. Tiền lương trả cho nhân tài được thu hút về vẫn nằm trong hệ thống thang bảng lương chung đối với công chức, viên chứ, dẫn đến thu nhập chưa đủ tái sản xuất sức lao độnggiản đơn và mở rộng chưa thực sự dựa trên kết quả công việc, gây ra tình trạng nhân tài thiếu chun tâm với cơng việc chính gắn với vị trí mà họ đảm nhận tại cơ quan. Khơng ít người phải lo làm thêm nhiều việc, có thể gắn hoăc khơng gắn với nhiều lĩnh vực chuyên môn của họ. Mặt khác, sự cách biệt tiền lương giữa các ngạch, bậc chưa phản ánh thỏa đáng mức chênh lệch về trình độ cũng như địi hỏi của công việc; việc lên lương còn phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố thời gian (thâm niên) mà không chú trọng đến yếu tố hiệu quả hay thực chất công việc họ đang đảm nhận (2). Lương thấp, chế độ đãi ngộ không đảm bảo và không phản ánh đúng giá trị sức lao động, khiến cho nhiều nhân tài, đặc biệt là những người trẻ đang có xu hướng rịi bỏ khu vực nhà nước ra ngoài làm việc cho các doanh nghiệp.

Nhà nước ta hiện nay chưa tập trung nghiên cứu, cải cách chính sách tiền lương cho nhân tài, cho lao động sang tạo của tài năng. Do đó, chưa khuyến khích được nhân tài sang tạo và cống hiến. Nếu chế độ, chính sách tiền lương khơng phù hợp kéo dài và không được nghiên cứu, cải cách mà tiếp tục phân phối theo chủ nghĩa bình quân như hiện nay thì sẽ rất bất công với lao động trí óc của nhân tài. Việc áp dụng cách tính lương theo hệ số, người làm được việc cũng như không làm được việc, cứ 3 năm lên lương một lần ttthì tình trạng nhân tài vừa làm vừa chơi, “chân trong, chân ngoài”, “chảy máu chất xám” như hiện này là phổ biến. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc khó thu hút nhân tài vào làm việc.

(Nguồn:ThS. Hà Cơng Hải –tạp chí tổ chức nhà nước)

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH du lịch Lăng Cô (LangCo Beach Resort) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)