Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm”

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 30 - 33)

5. Kết cấu luận văn

1.3. Chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm”

1.3.1. Ngun gốc chương trình “mi làng nghmt sn phm

Cho đến những năm 70 của thế kỷ 20, Nhật Bản về cơ bản đã thực hiện xong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các ngành cơng nghiệp được hình thành và phát triển mạnh mẽ ởkhu vực thành phố thu hút người lao động từcác vùng nông thôn. Mặc dù các khu vực này, chỉ chiếm khoảng 20% diện tích đất tự nhiên nhưng lại tập trung đến 80% dân sốcủa cả nước đến học tập và làm việc. Thếhệtrẻsau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng hoặc dạy nghề đều không muốn trở về vùng nông thôn mà trụ lại tìm việc làm ở thành phốvà các trung tâm cơng nghiệp lớn. Nhiều vùng nơng thơn chỉcịn lại người già và trẻnhỏ. Người nông dân bị mất phương hướng sản xuất vì nguồn lao động bị thiếu hụt, phần vì khơng nắm được nhu cầu tiêu dùng của người thành phố. Hơn thếnữa, việc tận dụng những lợi thếvà nguồn tài nguyên thiên nhiên của cảkhu vực nông thôn rộng lớn phục vụcho quá trình phát triển kinh tế đất nước cũng bị hạn chế do thiếu lao động. Năm 1979, ngài Morihiko Hỉamatsu sau khi đắc cửvào chức vụ người đứngđầu chính quyền tỉnh Oita đã tìm cách khơi phục mảnh đất trù phù nhưng đang gặp nhiều khó khắn thiếu lao động trầm trọng. Để giải quyết những khó khăn cùng với vấn đềcấp bách khi

đó là cải thiện đời sống của cư dân nông thôn trong điều kiện khó khăn vềkinh phí trợcấp của chính quyền trung ương, đồng thời tổng kết thực tiễn phát triển nông thôn của một số địa bàn trong tỉnh. Ngài Morihiko Hỉamatsu đã đềxuất thực hiện phong trào “mỗi làng một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu ban đầu của phong trào này là khuyến khích người dân nông thôn làm sống lại các giá trị tốt đẹp q hương mình, qua đó làm tăng thu nhập và cải thiện bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, mục tiêu sâu xa hơn chính là thơng qua các hoạt động này, tạo sức quyến rũ của khu vực nông thôn, hạn chế sự di dân tự do ra các thành phốvà khu công nghiệp lớn trong cả nước, xây dựng nguồn nhân lực đủ mạnh thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực này trong tương lại, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch để đạt đến sự cân bằng về kinh tế cũng như vềxã hội giữa vùng nông thôn của địa phương với các thành phốlớn, giảm sựphụthuộc vềkinh tếvà ngân sách vào chính quyền Trung ương.

1.3.2. Đặc điểm của chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm”

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tếkhu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiệnchương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm củachương trình OCOP là phát triển sản phẩm nơng nghiệp, phi nơng nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộsản xuất) và kinh tếtập thểthực hiện. Nhà nước đóng vai trị kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗtrợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹthuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Điểm cốt lõi của việc triển khai OCOP là mỗi địa phương phải chọn cho mình một sản phẩm đặc biệt nổi trội, có tính cạnh tranh cao nhất so với các địa phương khác, trong đó chính quyền các tổ chức hỗ trợ về chính sách, kỹ thuật,

vốn và thị trường nhằm mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho sản phẩm.

Trong chương trình này Nhà nước đóng vai trị tạo ra “sân chơi” bằng cách ban hành các cơ chế chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển như: đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá và định hướng hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm… cịn người dân đóng vai trị chính trong sân chơi này, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình, đồng thời phải làm sao để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn đáp ứng nhu cầu của thị trường.

1.3.3. Vai trị của chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm”

Chương trình OCOP triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nơng thơn góp phần tái cơ cấu vùng nơng thơn Lào Cai theo hướng phát triển sản xuất, tăng giá trị sản xuất.

Thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thông qua việc phát triển sản xuất tại các địa bàn nơng thơn góp phần hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố, bảo vệ mơi trường và giữ gìn ổn định xã hội.

Chương trình OCOP nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

- Phát triển các hình thức tổchức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên pháttriển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏvà vừa) đểsản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tếnơng thơn.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộtiêu chí quốc gia vềxã nơng thơn mới.

- Thơng qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nơng thơn, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trịtruyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

1.4. Một số kinh nghiệmxây dựng và quảng bá sản phẩm OCOP của một số địa phương

1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng và quảng bá sản phẩm OCOP của Quảng NinhNăm 2012, Chương trình OCOP (Mỗi xã, phường một sản phẩm) Quảng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã phường một sản phẩm tỉnh Lào Cai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)