Dân chủ Nhân dân Lào
Thứ nhất, quan niệm về du lịch
Việc xác định nội dung khái niệm về du lịch phụ thuộc vào yêu cầu nghiên cứu, nên có nhiều cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau, do đó, có những quan niệm khác nhau về khái niệm du lịch.
Theo các khuyến nghị quốc tế về thống kê du lịch 2008 (The International
Recommendations for Tourism Statistics 2008 - IRTS 2008) được soạn thảo bởi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) với sự hợp tác chặt chẽ với Cục Thống kê Liên hợp quốc (UNSD), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các thành viên khác của
Nhóm điều phối liên ngành về thống kê du lịch đã đưa ra khái niệm du lịch đó là: Du lịch là khái niệm đề cập đến hoạt động của các du khách, trong đó các
khách du lịch là những người di chuyển giữa các địa điểm địa lý khác nhau dù cho hoạt động này xuất phát từ bất kỳ mục đích cũng như thời gian nào. Trong
đó du khách đến từngười dân trong nước được gọi là du lịch nội địa (domestic
travel), du khách là người không cư trú trong nước được gọi là khách du lịch nhập cảnh (inbound travel) và du khách là người cư trú trong nước đi du lịch
nước ngoài được gọi là khách du lịch xuất cảnh (outbound travel) [117, tr.9]. Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017 tại Điều 3 - Giải thíchtừ ngữ, đã đưa ra định nghĩa: “Du lịchlà các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [33, tr.3].
Theo Luật du dịch năm 2015 của nước CHDCND Lào quy định tại Điều 3 khái niệm du lịch được hiểu là:
Du lịch là việc di chuyển từ nơi cư trú của một người đến các địa điểm hoặc quốc gia khác với mục đích tìm hiểu, tham quan, thư giãn, giải trí,
trao đổi văn hóa, thể thao, tăng cường sức khỏe, nghiên cứu, triển lãm, hội họp mà khơng có ý định tìm kiếm làm việc hoặc thực hiện một hoạt