Nâng cao ý thức tự rèn luyện, tự học tập của những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 159 - 161)

4 Chương trình bồi dưỡng kiến thức về kỹ năng quản lý du lịch, khách sạn

4.5.1. Nâng cao ý thức tự rèn luyện, tự học tập của những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch

trong ngành kinh tế du lịch

Trong các giải pháp để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào, ngoài những giải pháp tác động vào các yếu tố khách quan thì giải pháp đối với các yếu tố chủ quan cũng vô cùng quan trọng.

tập của những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch. Giải pháp này gồm những nội dung sau:

Thứ nhất, nâng cao ý thức tự rèn luyện của những người làm việc trong

ngành kinh tế du lịch.

Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ngoài việc dựa vào các yếu tố khách quan thì vấn đề nâng cao ý thức tự rèn luyện của những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch là nội dung vô cùng quan trọng. Điều này thể hiện ở việc mỗi người tham gia vào phát triển kinh tế du lịch ởnước CHDCND Lào trong thời gian tới cần phải chủ động rèn luyện trước hết có đủ sức khỏe để có thể thực hiện được các cơng việc trong ngành du lịch - một ngành đòi hỏi sự dẻo dai, bền bỉ, nhất là những công việc đặc thù trong mảng du lịch mạo hiểm khi nước

CHDCND Lào định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với phát triển bảo vệ môi

trường. Ngoài ra, những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch cũng cần rèn luyện cho thành thục những kỹ năng chuyên môn của bản thân từ cung cách làm việc, đi lại, nói năng, cũng như phục vụ khách hàng và sản xuất các sản phẩm dịch vụ du lịch để ngày càng thành thạo đạt hiệu quảcao hơn, qua đó đem lại trải nghiệm tốt, thu được những giá trị lớn hơn. Đồng thời, rèn luyện các kỹ năng mềm cũng là nội dung mà những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch cần chú trọng, cùng với đó là rèn luyện phẩm chất đạo đức trung thực, thành thật trong khi thực hiện công việc, trong tiếp xúc với các du khách trong và nước ngoài.

Thứ hai, nâng cao ý thực tự học tập của những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch.

Ngoài việc nâng cao ý thức tự rèn luyện của những người làm việc trong

ngành kinh tế du lịch với mục đích để những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch có thể phát huy được hết khả năng của mình nhằm góp sức vào q trình phát triển kinh tế du lịch, điều này địi hỏi khơng chỉ dựa vào cơ chế, chính sách cũng như qua

q trình đào tạo, bồi dưỡng của quốc gia, mà chính bản thân những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch cần chủ động nâng cao ý thức tự học tập của bản thân.

Trong đó cần tự học tập để nâng cao trình độ chun mơn của bản thân trong lĩnh vực

mà mình đang đảm nhiệm trong lĩnh vực kinh tế du lịch nói chung thơng qua sách, báo, các tạp chí chuyên ngành bằng cả tiếng Lào cũng như tiếng nước ngoài. Đồng thời, việc nâng cao ý thực tự học tập của những người làm việc trong ngành kinh tế du lịch cũng đòi hỏi bản thân mỗi người cần học tập thêm các kỹ năng làm việc, phong cách

làm việc, cũng như tự trau dồi trình độ ngoại ngữđểqua đó nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Chỉcó như vậy thì những người làm việc trong ngành du lịch mới có thể có cơ sởđể tận dụng những điều kiện thuận lợi và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành kinh tế du lịch, đồng thời giúp phát triển kinh tế du lịch bền vững

hơn do có nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng, có sự sáng tạo và phản ứng nhanh

trước sự thay đổi của hoàn cảnh.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)