Phần 2 Tổng quan nghiên cứu
2.2. Các con đường phát thải khí ch4 từ ruộng lúa
Cây lúa đóng vai trị quan trọng trong việc phát thải khí mê tan từ đất vào khí quyển theo 3 con đường chính: Bọt khí; khuếch tán và phát thải qua cây lúa (Schütz & cs., 1989). Cây lúa đóng vai trị như ống khí vận chuyển CH4. Ở vùng
rễ lúa, do thâm nhập của oxy qua rễ tạo ra điều kiện oxy hố để ơxy hố khí mê tan sinh ra vì vậy chỉ một phần nhỏ khí này có thể thốt ra khí quyển và rễ có thể tiết ra các hợp chất hữu cơ rất phù hợp cho việc tạo ra khí mê tan do các emzym sinh mê tan (Methanogen). Các quá trình này tạo ra một loạt những quan hệ phức tạp giữa cây lúa và cường độ phát thải khí mê tan. Các tác giả cũng nêu nhận định: nếu khơng có điều kiện ơxy hố ở vùng rễ, thì ảnh hưởng của mật độ cây lúa tới việc phát thải khí mê tan chỉ tăng do có thêm cách vận chuyển khí mê tan. Nếu vậy sẽ khơng ảnh hưởng tới tổng lượng phát thải khí này ra khí quyển trong suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa. Các tác giả cũng tính tốn và đưa ra kết luận: Khí CH4 phát thải từ đất ruộng lúa vào khí quyển theo ba con đường chính là: bọt khí CH4 từ đất, khuếch tán và phát thải qua cây lúa thơng qua ống dẫn khí trên thân, kéo từ các lỗ trên bẹ lá xuống đến rễ. Lượng khí mê tan khuếch tán chỉ khoảng 1%, dạng bọt khí chiếm 10% tổng lượng phát thải từ đất lúa. Phần chủ yếu phát thải thông qua thân cây lúa chiếm 90% tổng lượng phát thải.
Hình 2.1. Sơ đồ vận chuyển khí CH4 từ đất trồng lúa theo 3 con đường
Hình 2.2. Sơ đồ vận chuyển CH4 qua thân cây lúa
Nguồn: Wassmann & Aulakh (2000)