Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đặc điểm tự nhiên vùng đồng bằng sông Hồng
4.1.2. Đặc điểm khí hậu
Vùng Đồng bằng sơng Hồng có đặc trưng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, được phân thành 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, nhiệt độ tăng dần, kèm theo mưa xuân. Mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 7, thời tiết nóng nực, kéo theo mưa rào và gió bão, mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, thời tiết mát dịu, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ xuống thấp, giá rét, gây lạnh kéo theo mưa phùn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Tuy vậy do vị trí địa lý, cấu tạo địa hình nên khí hậu
trong vùng cũng biến đổi khá phức tạp. Khí hậu của vùng chịu ảnh hưởng rất mạnh của gió mùa Đơng Bắc (mùa đơng) xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 hoặc
tháng 4 năm sau; gió mùa Đơng Nam (mùa hạ) xuất hiện trong suốt thời gian còn lại của năm. Ngồi ra chế độ khí hậu vùng cịn chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông mà trực tiếp là ảnh hưởng của Vịnh Bắc Bộ, thể hiện ở các yếu tố chính là: giảm nóng mùa hè, giảm lạnh mùa đơng; tạo ra các dạng thời tiết khí hậu đặc trưng như sương mù và thời tiết ẩm ướt trong mùa đông lạnh; tạo ra một chế độ mưa phong phú quanh năm.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,5C và tương đối đồng đều trong toàn vùng, đạt giá trị cực tiểu vào tháng 1, cực đại vào tháng 7. Lượng bức xạ cao, khoảng 115 kcal/cm2/nam, từ tháng 5 đến tháng 10 mặt đất có thể thu nhận từ 10 - 15 kcal/cm2, từ tháng 11 đến tháng 4 lượng bức xạ khoảng từ 7 - 9 kcal/cm2/tháng. Cân bằng bức xạ ngay cả những tháng mùa đông đều dương, tổng số giờ nắng đạt tới 1.400 - 1.600 giờ, tổng tích ơn na từ 7.500 - 8.000C.
Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 - 2.000 mm nhưng phân bố không đồng đều theo mùa; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Cá biệt có một số vùng như phía Tây tỉnh Quảng Ninh, lượng mưa trung bình hàng năm thấp hơn, chỉ đạt từ 1.000 - 1.200 mm/năm.
Độ ẩm trung bình trong năm khoảng 84,3%, biên độ dao động độ ẩm trung bình các tháng trong na chênh lệch khơng lớn, tháng có độ ẩm cao nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất chênh nhau 12%. Độ ẩm trung bình tối đa là 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 80%. Độ ẩm trung bình tháng dưới 85% chỉ chiếm khoảng 4 tháng. Ngoài ra hằng năm địa bàn vùng thường có ảnh hưởng từ 2 - 3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới trực tiếp đi qua với lượng mưa lớn gây l lụt làm ngập khu vực thấp trũng vùng đồng bằng; triều dâng sóng lớn gây sạt lở đất vùng cửa sông, ven biển. Về mùa cạn lượng nước sông xuống thấp, độ mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền (trên sơng Hồng 20 km, trên sơng Thái Bình là 40 km) ảnh hưởng nhiễm mặn đến đất canh tác vùng cửa sơng, ven biển.
Các q trình hình thành đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố khí hậu. Ở những vùng có khí hậu khác nhau thì hàm lượng các chất dinh dưỡng và quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất khác nhau. Do đặc điểm khí hậu với nền
nhiệt độ cao, nên vào mùa khô lượng bốc ho mạnh, độ ẩm thấp, thiếu nước cho cây trồng, thường gây ra hạn hán, nhất là tại các khu vực có địa hình cao, hệ thống thủy lợi chưa được xây dựng.
Tổng lượng mưa trung bình năm của vùng đang có xu hướng giảm, tuy nhiên xét theo các tháng trong năm thì số tháng mùa mưa giảm và tăng cường độ mưa. Lượng mưa trung bình ở hầu hết các tháng của giai đoạn 2002 - 2017 đều giảm so với giai đoạn 1960 - 2000, trong đó giảm mạnh ở các tháng 6 (giảm 72,4 mm), tháng 7 (giảm 42,8 mm), tháng 8 (giảm 78,4 mm) và tháng 9 giảm 81,2 mm.
Nền nhiệt độ trung bình năm giữa 02 giai đoạn 1960 - 2000 và 2002 - 2017 cho thấy nhiệt độ trung bình của vùng có xu hướng tăng. Nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 2001 - 2015 tăng nhanh so với giai đoạn 1960 - 2000, từ 23,2C lên 23,7C; đặc biệt tại các tháng 2 tăng 1,5C, tháng 3, tháng 4 tăng 0,6C, tháng 6 tăng 0,9C, tháng 10 tăng 0,9C và tháng 11 nhiệt độ trung bình tháng tăng 0,8C (Bộ TN&MT, 2019).
Theo số liệu của Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu (2016; 2017) và Tổng cục Thống kê (2016; 2017), lượng mưa trung bình năm 2015 đạt 1520,0 mm và năm 2016 đạt 1631,1 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 (từ 1158,4 đến 1211,8 mm chiếm 71-79% tổng lượng mưa cả năm). Tổng số giờ nắng đạt từ 1.322,0 -1.339,8 giờ, trong đó tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 25,2ºC-25,3ºC, số tháng có nhiệt độ trung bình trên 20ºC từ 9-10 tháng. Mùa đơng nhiệt độ trung bình vào khoảng 17ºC-18ºC, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hè nhiệt độ trung bình vào khoảng 27ºC-28ºC, tháng nóng nhất là tháng 6, nhiệt độ khơng khí trung bình cao nhất dao động trong khoảng 30,9ºC-31,5ºC. Nhiệt độ khơng khí và nhiệt độ mặt đất từ tháng 5 đến tháng 10 cao hơn các tháng cịn lại. Đối với nhiệt độ khơng khí tối cao có giá trị dao động từ 25,0ºC-29,1ºC và giá trị tối thấp từ 11,4ºC-25,7ºC. Điều kiện khí hậu này rất thuận lợi cho các q trình sinh hố trong đất, ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát thải khí CH4 từ ruộng lúa. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngồi nước cho thấy lượng khí CH4 phát thải từ ruộng lúa trong vụ mùa thường lớn hơn so với lượng phát thải CH4 trong vụ xuân do nền nhiệt độ trong vụ mùa cao hơn.
Đồ thị 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí tượng vùng đồng bằng sơng Hồng năm 2015, 2016
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng thuỷ văn và Biến đổi khí hậu (2016, 2017)