Cơ cấu giống lúa theo mùa vụ vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nghiên cứu một số biện pháp canh tác hạn chế phát thải khí mê tan trên đất trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 79 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Hiện trạng canh tác lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng

4.2.3. Cơ cấu giống lúa theo mùa vụ vùng đồng bằng sông Hồng

Vụ Đơng Xn

Nhóm giống lúa lai: Vùng đồng bằng sơng Hồng là nơi đầu tiên được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa lúa lai vào thử nghiệm năm 1992 và

hiện nay hầu hết các tỉnh đều tham gia sản xuất lúa lai với các cơ cấu khác nhau. Tỷ lệ lúa lai vụ Đơng Xn là 25,9% diện tích lúa tồn vùng. Lúa lai vụ Đông Xuân thường cho năng suất cao, ổn định đồng thời có khả năng chống chịu khá tốt, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay và có xu hướng ngày càng cao qua các năm, diện tích lúa lai tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Hà Nam tỷ lệ lúa lai chiếm 54,5%; Bắc Ninh 47,5%; Ninh Bình 43,1%. Thấp nhất là tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ lúa lai chiếm 2,2%; Quảng Ninh chiếm 8,0%.

Giống lúa lai nhập nội: Vụ Đông Xuân đạt 131.906 ha (chiếm 90,8% diện tích lúa lai). Lúa lai sản xuất tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu do sản xuất lúa lai khó khăn, năng suất sản xuất ra lúa giống thấp, giá thành cao, nên phần lớn phải nhập nội từ Trung Quốc. Giống lúa lai nhập nội với ưu thế sinh trưởng nhanh, đẻ khỏe, chịu thâm canh cao và khả năng thích ứng với khí hậu lạnh khắc nghiệt của miền Bắc tuy nhiên giá thành còn cao (cao hơn lúa thuần 30% - 40%).

Các giống lúa lai nhập nội chủ đạo: Giống Nhị ưu 838 (chiếm 28,7% diện tích), tập trung chủ yếu các tỉnh Hà Nam (33,2% diện tích Nhị ưu 838 tồn vùng), Ninh Bình (20,4%), Nam Định (14,4%), Thái Bình (14,8%). Giống Thục Hưng (chiếm 11,3% diện tích) tập trung chủ yếu các tỉnh Ninh Bình (chiếm 62,3% diện tích giống lúa Thục hưng tồn vùng), Hải Dương (33,5%), Hưng Yên (21,7%), Hải Phòng (27,5%)…

Giống lúa lai sản xuất trong nước: Trong những năm qua, mặc dù nhiều giống lúa lai trong nước được công nhận, nhưng thực tế đa số không phải là giống chủ lực, chưa cạnh tranh được với giống nhập ngoại về năng suất và độ thuần; diện tích lúa lai đại trà được sản xuất bằng các giống chọn tạo trong nước cịn q ít. Diện tích lúa lai trong nước đạt 13.373 ha (9,2% diện tích) tập trung chủ yếu các giống TH3-5 (5,9% diện tích) tập trung chủ yếu tại Hải Phịng (79,5% diện tích giống TH3-5 tồn vùng), Hà Nam (20,5%). Giống VL20 (1,6% diện tích), tập trung tại tỉnh Hà Nam (chiếm 45,4% diện tích giống VL20 tồn vùng), Hải Phịng (54,8%), giống lúa TH3-3 (1,6% diện tích) tập trung chủ yếu ở Hà Nội.

Nhóm giống lúa thuần: có diện tích 416.115 ha (74,1% diện tích) tập trung chủ yếu tại các tỉnh sau: Hà Nội (20% diện tích giống lúa thuần tồn vùng), Thái Bình (16%), Nam Định (15,4%)...

Các giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất cao vẫn chiếm vai trò chủ đạo: giống lúa Khang dân 18 (32,7% diện tích), tập trung chủ yếu các tỉnh thành như: Hà Nội (chiếm 31% diện tích giống Khang dân 18 toàn vùng), Nam Định (21,2%), Hải Phòng (18,2%)... Giống lúa Q5 đạt 30.675 ha chiếm 7,3% diện tích,

tập trung chủ yếu tại các tỉnh thành như: Hà Nội (chiếm 25,7% diện tích giống lúa Q5 tồn vùng), Thái Bình (22,4%), Hải Dương (16,0%)… Với các giống lúa này mặc dù mức độ sâu bệnh hại trung bình, phẩm chất gạo bình thường nhưng có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 125-130 ngày thường được bố trí vào chân đất làm cây vụ đông để tăng vụ, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi nên cơ cấu vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Các giống lúa chất lượng cũng đã dần chiếm ưu thế như giống Bắc Thơm 7 (chiếm 20,5% diện tích) tập trung chủ yếu tại các tỉnh như: Nam Định (chiếm 33,7% diện tích giống Bắc Thơm 7 tồn vùng), Ninh Bình (10,7%), Hải Dương (16,1%)... giống HT1 (7%), giống BC15 (7%) có thời gian sinh trưởng khoảng 130-135 ngày/vụ, phẩm chất gạo tốt, cơm ngon, dẻo và thơm được sử dụng ăn hằng ngày, thường được bố trí ở chân đất vàn hoặc đất vàn cao để có thể trồng cây vụ đơng (Bộ NN&PTNT, 2014).

Vụ mùa

Nhóm giống lúa lai: đạt 81.038 ha (chiếm 14,2% diện tích gieo trồng lúa vụ mùa tồn vùng). Năng suất lúa lai vụ mùa thường không cao và bấp bênh, nguyên nhân chính là trong vụ mùa thường bị thiên tai như bão lũ gây thiệt hại nặng nề, đây là nguyên nhân quan trọng làm cho diện tích lúa lai vụ mùa giảm, mặc dù vậy trong những năm gần đây các tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng có xu hướng sử dụng các giống lúa lai sản xuất trong nước như TH3-5, TH3-3, VL20 là các giống bị nhiễm bệnh bạc lá nhẹ hơn giống lúa lai nhập nội Trung Quốc, điều này đã góp phần đa dạng giống lúa lai trong vụ mùa, giảm rủi ro thiên tai dịch bệnh. Diện tích lúa lai vụ mùa tập trung chủ yếu tại các tỉnh: Hải Dương 23.864 ha (chiếm 29,4% diện tích lúa lai tồn vùng), Hà Nội (chiếm 8,7% diện tích), Nam Định (15,5% diện tích), Ninh Bình (12,3% diện tích).

Nhóm giống lai nhập nội: đạt 72.337 ha (89,3% diện tích lúa lai). Giống Nhị ưu 838 đạt diện tích (chiếm 33,1% diện tích) tập trung chủ yếu các tỉnh: Hải Dương (66,49% diện tích giống Nhị ưu 838 toàn vùng), Nam Định (14,8%). Giống Bắc ưu 903 (chiếm 7,4% diện tích), tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hải Dương (52% diện tích giống Bắc ưu 903 tồn vùng), Nam Định (39,6%). Ngồi ra cịn các giống chủ đạo khác như Thục Hưng (chiếm 6,1% diện tích), D.ưu 527 (8,5% diện tích), Syn 6 (2,9% diện tích), Nam Dương 99 (8,5% diện tích).

Giống lúa lai sản xuất trong nước đạt diện tích 8.701 ha, chiếm 10,7% diện tích lúa lai với các giống chủ đạo là TH3-5 (17,2% diện tích), TH3-3 (50,1%), VL20 (32%). Tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam (3.090 ha), Hải Phịng (2.661 ha).

Bảng 4.6. Cơ cấu giống và diện tích trồng lúa đồng bằng sông Hồng năm 2014

vụ xuân vụ mùa

TT Cơ cấu giống Diện

tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) cấu (%) Tổng diện tích cả năm (ha)

TỔNG SỐ 561.394 100 569.593 100 1.130.987

I GIỐNG LAI 145.279 25,9 81.038 14,2 226.317

1 Giống lai nhập nội 131.906 72.337 204.243

- Nhị ưu 838 41.660 28,7 26.851 33,1 68.511 - Thục Hưng 6 16.402 11,3 4.954 6,1 21.356 - Syn6 12.884 8,9 2.312 2,9 15.196 - D.ưu 527 9.848 6,8 6.894 8,5 16.742 - Nam Dương 99 6.084 4,2 3.740 4,6 9.824 - Bio 404 5.869 4,0 1.300 1,6 7.169 - Nhị ưu 69 3.885 2,7 - - - - Nhị ưu 986 3.550 2,4 4.276 5,3 7.826 - Phú ưu 3.336 2,3 2.482 3,1 5.818 - Bắc ưu 903 3.160 2,2 6.029 7,4 9.189 - Lúa lai khác 25.228 17,4 13.499 16,7 38.727

Giống lai trong

2 13.373 8.701 22.074 - nước TH3-5 8.500 5,9 1.500 1,9 10.000 - TH3-3 2.515 1,7 4.360 5,4 6.875 - VL 20 2.358 1,6 2.841 3,5 5.199 II GIỐNG THUẦN 416.115 74,1 488.555 85,8 904.670 - KD18 136.019 32,7 154.016 31,5 290.035 - BT7 85.096 20,5 84.099 17,2 169.195 - Q5 30.675 7,4 37.053 7,6 67.728 - HT1 29.760 7,2 36.867 7,5 66.627 - BC15 26.834 6,4 49.137 10,1 75.971 - N 97 16.072 3,9 19.789 4,1 35.861 - TBR1 10.500 2,5 16.514 3,4 27.014 - N87 9.069 2,2 10.840 2,2 19.909 - LT2 7.359 1,8 6.265 1,3 13.624 - N98 6.969 1,7 - 6.969 - Lúa thuần khác 57.763 13,9 73.975 15,1 131.738 Nguồn: Bộ NN&PTNT (2014)

Nhóm giống lúa thuần: đạt diện tích 488.555 ha (85,8% diện tích lúa mùa tồn vùng). Các giống lúa thuần chủ đạo vụ mùa vùng đồng bằng sông Hồng vẫn là giống Khang Dân 18 (31,8% diện tích) tập trung tại các tỉnh: Nam Định (26.840 ha), Hà Nội (51.401 ha), Hưng Yên (9.577 ha), Hải Dương (10.290 ha)… Giống lúa Bắc Thơm 7 (chiếm 17,2% diện tích) tập trung chủ yếu tại các tỉnh Nam Định (25.319 ha), Hải Dương (15.304 ha), Hưng Yên (11.603 ha).

Ngồi ra cịn các giống Q5 (7,5%), HT1 (7,5%), BC15 (10,1%), N97 (chiếm 4%), TBR1 (chiếm 3,4%)... (Bộ NN&PTNT, 2014).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nghiên cứu một số biện pháp canh tác hạn chế phát thải khí mê tan trên đất trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w