Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nghiên cứu một số biện pháp canh tác hạn chế phát thải khí mê tan trên đất trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 61 - 63)

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.4. Phương pháp phân tích

3.5.4.1. Phương pháp phân tích tính chất lý hố đất

- pH H2O: Xác định bằng máy đo pH, tỷ lệ đất:nước 1:5 (TCVN 5979:2007); - OC tổng số: Phương pháp Walkley - Black (TCVN 4050:1985);

- N tổng số: Phương pháp chưng cất Kjeldahl (TCVN6498:1999);

- P2O5 tổng số: Phương pháp đo quang phổ ở bước sóng 660 nm, cơng phá bằng H2SO4, HClO4 (TCVN 4052:1985);

- K2O tổng số: Phương pháp đo phát xạ ở bước sóng 404,4 nm, cơng phá bằng HF, HClO4 (TCVN 8660:2011);

- P2O5 dễ tiêu: phương pháp Oniani (TCVN 5256:1990)

- K2O dễ tiêu: chiết bằng CH3COONH4 theo tỉ lệ 1:5, đo phát xạ ở bước sóng 404,4 nm (TCVN 8569:2010);

- CEC: phương pháp Amon Axetat pH7 (TCVN 8568:2010);

3.5.4.2. Phương pháp phân tích mẫu rơm, than sinh học và phân compost

- OC tổng số: phương pháp Walkley - Black (TCVN 9294:2012);

- N tổng số: Phương pháp chưng cất Kjeldahl, công phá bằng H2SO4, xúc tác K2SO4, CuSO4, Se (TCVN 8557:2010);

- P2O5 tổng số: Phương pháp đo quang phổ ở bước sóng 660 nm, cơng phá bằng H2SO4, HClO4 (TCVN 8563:2010);

- K2O tổng số: Công pháp bằng H2SO4, HClO4, đo phát xạ ở bước sóng 404,4 nm (TCVN 8562:2010).

3.5.4.3. Phương pháp phân tích nồng độ khí CH4

Mẫu khí ngay sau khi được lấy về, được phân tích nồng độ bằng máy sắc ký khí sử dụng máy GC 17A.V3 hãng Shimadzu, sử dụng Detector ion hoá ngọn lửa (FID) hoạt hố bằng ngọn lửa hydro và khí mang là N2 thơng qua máy sinh khí NITROX UHPN 0751. Tốc độ dịng khí 220 ml/phút.

Sử dụng cột mao quản Super PLOT 30 m x 0,53 mm SUPELCO 2-5462. Nhiệt độ buồng tách mẫu đặt đẳng nhiệt, 80°C trong suốt q trình đo mẫu.

Khí chuẩn sử dụng trong phân tích là CH4 có độ tinh khiết 99,99%. Đường chuẩn đo mẫu gồm 4 nồng độ khác nhau, 12,6, 25,3, 37,8 và 50,63 ppmv. bơm 1 ml mẫu khí vào cột tách để phân tích nồng độ khí.

3.5.4.4. Tính cường độ phát thải khí mê tan phát thải từ đất

Sự phát thải khí mê tan từ ruộng lúa được tính từ sự tăng nồng độ CH4 trên một đơn vị diện tích bề mặt của buồng kín (closed chamber) trong một khoảng thời gian nhất định và được tính theo cơng thức của Rolston (1986).

F (mg CH4-C/m2/giờ) = ρ.V/A.C/t.273/K Trong đó:

ρ: là mật độ khí CH4; V là thể tích buồng kín lấy mẫu (cm3); A: diện tích bề mặt buồng kín chụp trên ruộng; (ΔC/t): Hiệu số giá trị nồng độ của mẫu khí CH4 theo thời gian t; K là nhiệt độ Kelvin trong buồng lấy mẫu (ºC).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nghiên cứu một số biện pháp canh tác hạn chế phát thải khí mê tan trên đất trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w