Ảnh hưởng của nhiệt độ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nghiên cứu một số biện pháp canh tác hạn chế phát thải khí mê tan trên đất trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 32 - 33)

Phần 2 Tổng quan nghiên cứu

2.3. Các yếu tố Ảnh hưởng tới sự phát thải khí CH4

2.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ

Ngô Đức Minh & cs. (2015) nghiên cứu phát thải khí mê tan từ đất trồng lúa tại vùng lưu vực sơng Vu Gia-Thu Bồn cho biết khi nhiệt độ có ảnh hưởng tới phát thải khí mê tan. Nhiệt độ tăng lên làm quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất cũng như các q trình hố sinh trong đất tăng làm tăng lượng khí mê tan phát thải ra môi trường.

Wassmann & cs. (1998) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới lượng khí CH4 sinh ra. Ở 25°C, 30°C và 35°C, có sự quan hệ giữa sự thay đổi Eh và pH đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao hơn sẽ sinh CH4 mạnh hơn. Ảnh hưởng của nhiệt độ mạnh nhất ở nhóm đất có lượng CH4 sinh ra giảm sau 2 tuần là Inceptisols, Vertisols và Entisols. Khả năng sinh CH4 ở các thí nghiệm này được biểu thị bằng phương trình Arrhenius sau:

P = a e-Ea/RT Trong đó:

P là khả năng sinh mê tan; R là hằng số khí; T là nhiệt độ tuyệt đối; Ea là năng lượng hoạt động; a là hằng số Arrhenius

Nghiên cứu của Jingjing & cs. (2008) tại Trung Quốc đã đưa ra kết luận nhiệt độ và tàn dư thực vật là những yếu tố quan trọng trong q trình tạo ra khí mê tan trong đất. Các cơng thức thí nghiệm được bổ sung hữu cơ từ rơm có lượng khí CH4 sinh ra cao hơn so với công thức bổ sung rễ lúa. Khi tăng nhiệt độ từ 15°C lên tới 45°C, lượng CH4 sinh ra tăng đáng kể. Tuy nhiên trong 10 ngày đầu tiên, ở cơng thức bón rơm, lượng CH4 sinh ra ở nhiệt độ 45°C chậm hơn so với ở 30°C.

Lu & cs. (2015) nghiên cứu đất lúa tại đồng bằng Sanjiang, Tây Bắc Trung Quốc, ủ kỵ khí với việc có bón và khơng bón rơm rạ vào đất, ở nhiệt độ ủ là 10°C, 30°C và 45°C. CH4 sinh ra ở 10°C hầu như rất ít, một phần do ảnh hưởng bởi lượng rơm bón vào. Khi nhiệt độ tăng từ 10°C lên 30°C và 45°C, lượng CH4 sinh ra rất mạnh tuy nhiên ở nhiệt độ 30°C, lượng khí CH4 sinh ra nhiều hơn sơ với ở 45°C ở cả 2 cơng thức có bón và khơng bón rơm.

Van Hulzen & cs. (1999) nghiên cứu về ảnh hưởng của nhiệt độ tới lượng CH4 sinh ra kết luận rằng khi đất được ủ trong điều kiện yếm khí thì CH4 sinh ra phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ. Ở 4°C, q trình sinh khí CH4 chưa rõ ràng và

rất thấp. Chỉ khi tăng nhiệt độ lên 20°C và 30°C, thì q trình sinh và tích luỹ CH4 tăng đều và ổn định.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ file word) Nghiên cứu một số biện pháp canh tác hạn chế phát thải khí mê tan trên đất trồng lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(187 trang)
w