Phần 2 Tổng quan nghiên cứu
2.5. Một số biện pháp làm giảm phát thải CH4
2.5.5. Sử dụng một số hợp chất khác bón vào đất làm giảm phát thải CH4
Phạm Quang Hà & cs. (2014). sử dụng chế phẩm Agripower có chứa sắt (Fe) bón khi canh tác lúa trên đất xám bạc màu tại Hiệp Hoà, Bắc Giang để làm giảm phát thải khí mê tan cho thấy ở mức bón 2 tấn/ha, lượng CH4 phát thải giảm 5,33% vụ xuân và 6,05% vụ mùa so với cơng thức khơng bón thêm chế phẩm này.
Nguyễn Hữu Thành & cs. (2013) đã nghiên cứu giảm phát thải CH4 từ ruộng lúa bằng xỉ lò thép trên đất Dystric Fluvisols và đất Eutric Fluvisols. Thí nghiệm cho thấy mức bón 1000 kg/ha xỉ lị thép làm giảm 26%-38% lượng CH4
phát thải so với đối chứng ở cả 2 loại đất. Năng suất lúa của cơng thức bón xỉ lị, đất Distric Fluvisols cao hơn 5-15%, dao động từ 5,3-6,4 tấn/ha. Trên đất Eutric Fluvisols, vụ xuân 2010, cơng thức bón xỉ lị thép cũng cho năng suất cao hơn so với đối chứng 14,7%. Năng suất 3 vụ dao động từ 4,3-5,5 tấn/ha. Nghiên cứu cho thấy xỉ lị thép có tác động tới năng suất lúa và sự phát thải CH4 ở đất Distric Fluvisols rõ rệt hơn ở đất Eutric Fluvisols.
Khaliq & cs. (2019) nghiên cứu ảnh hưởng của bón vơi tới phát thải CH4 và N2O tại Nanya, Jianou, Fujian, Trung Quốc đối với 2 giống lúa Huyou2 và
Hanyou737, vùng đất cao là Taigeng8 và Yixiang2292 ở vùng đất trũng thấp ngập
nước, cho kết luận là lượng khí mê tan phát thải ở vùng đất cao giảm 90% so với đất thấp trũng ngập nước. Bón khống donomit giảm tương ứng 45% và 39%, bón vơi giảm 35% và 33% ở cả vùng đất cao và vùng đất trũng thấp so với khơng bón.
Nghiên cứu của Theint & cs. (2015) về ảnh hưởng của bón thạch cao tới phát thải CH4 từ đất mặn trồng lúa cho thấy bón 0,5 - 1 tấn/ha làm tăng phát thải
CH4 so với đối chứng khơng bón trong khi bón 2 tấn/ha cho phát thải thấp nhất. Mức bón 0,5 tấn/ha đạt cao nhất có thể do chất hữu cơ hồ tan cao nhất do tiết ra từ rễ lúa cao nhất. Bón 2 tấn/ha làm phát thải thấp nhất có thể do khối lượng chất khô thân lá thấp, pH thấp và nồng độ SO42- trong đất quá cao.
Wang & cs. (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân chứa sắt tới phát thải khí nhà kính và năng suất lúa tại Trung Quốc thấy rằng ở những cơng thức khơng bón phân chứa sắt thì phát thải CH4 trung bình thời kỳ trồng lúa cao hơn nhiều so thời gian làm đất. Đối với những thí nghiệm có bón phân sắt khi bón với liều lượng 8 tấn/ha làm giảm trung bình 1,03 và 2,34 mg CH4/m2/giờ; 0,41 và 32,43 µg/m2/giờ; tăng năng suất lúa từ 4,2% và 9,1% ở cả 2 vụ cấy sớm và muộn trong năm. Các tác giả nhận định có thể do lượng dinh dưỡng vơ cơ dễ tiêu cao hơn như silic, canxi có trong phân bón vào đất.
Ali & cs. (2008) đã sử dụng oxit và hydroxit sắt như một chất nhận điện tử bón vào đất để điều tiết phát thải CH4. Phân bón chứa sắt và silicat, sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến sắt được bón vào đất tại đại học quốc gia Gyeongsang, Hàn Quốc với mức bón 0, 1, 2, 4 tấn/ha. Thí nghiệm trên giống lúa
Donginbyeo vào năm 2006-2007 thấy rằng khi bón càng nhiều loại phân này thì
càng làm giảm CH4 phát thải. Eh có tương quan ngược với lượng CH4 phát thải. Nồng độ sắt hoà tan trong dung dịch đất, nồng độ sắt tự do trong đất tăng đáng kể khi bón loại phân này, sắt ở đây đóng vai trị như chất ơxy hố và nhận điện tử và làm giảm hình thành CH4. Tổng lượng CH4 phát thải giảm 16-20% khi bón 4 tấn/ha và làm tăng năng suất 13-18%. Loại phân này cũng có tác dụng làm tăng sinh khối nói chung và sinh khối rễ nói riêng ngồi ra cịn có tác dụng tăng thể tích rễ và mật độ rễ.