Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính trong đánh giá sự hài lòng của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông á trên địa bàn TP HCM (Trang 76 - 79)

6. Cấu trúc của đề tài

3.4.6. Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính trong đánh giá sự hài lòng của

của khách hàng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm

Phân tích sự khác biệt về giới tính trong đánh giá sự hài lịng về chất lượng

tiền gửi tiết kiệm

Để kiểm định xem mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm giữa giới tính có gì khác nhau khơng, do biến định tính ở đây Nam hoặc Nữ, chỉ có hai lựa chọn là “Nam” và “Nữ” nên sẽ kiểm định theo phương pháp Independent - samples T-test. Kết quả như sau:

Từ bảng kết quả (Bảng số 1, phụ lục 7) , ta thấy kiểm định sự bằng nhau của phương sai (Levene's Test for Equality of Variances) có Sig. = 0.125 > 0.05 cho thấy phương sai của trung bình về mức độ hài lịng giữa 2 giới tính khơng có sự khác nhau. Do đó, tiếp tục sử dụng kết quả kiểm định T-test (kiểm định sự bằng nhau của trung bình) của giả định phương sai bằng nhau (Equal variances assumed) có Sig. = 0.595 > 0.05 nên ta kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình mức độ hài lịng giữa 2 giới tính.

Kết luận: với độ tin cậy 95% khơng có sự khác biệt về mức độ hài lịng giữa 2 giới tính.

Phân tích sự khác biệt về độ tuổi trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng

tiền gửi tiết kiệm

Tác giả sử dụng phương pháp ANOVA để kiểm định xem có hay khơng sự khác biệt về mức độ hài lòng chất lượng dịch vụ theo độ tuổi. Kết quả như sau:

Levence test cũng được tiến hành trước để kiểm định xem mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ theo độ tuổi có phân phối chuẩn hay khơng. Kết quả Sig. = 0.132 > 0.05 nghĩa là các phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên khơng khác nhau.

Từ bảng kết quả (Bảng số 2, phụ lục 7) ta thấy sig. = 0.001 và độ tin cậy 95% có sự khác nhau về mức độ hài lòng chất lượng dịch vụ theo độ tuổi.

Cụ thể, sự khác biệt giữa các nhóm định tính căn cứ vào kết quả kiểm định Dunnett’s T3 và Tamhane’s T2 từ kiểm định Post Hoc đó là có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ hài lòng khác nhau theo độ tuổi. Cụ thể là có sự khác biệt giữa 4 nhóm. Dựa vào bảng kết quả (Bảng số 2, phụ lục 7) ta thấy giá trị trung bình về mức độ hài lịng của những khách hàng có độ tuổi từ 36 – 50 tuổi có giá trị trung bình cao nhất (trung bình 3.7843) và thấp nhất là những khách hàng có độ tuổi lớn hơn 50 (trung bình 3.5385).

Kết luận: với độ tin cậy 95% có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo độ

tuổi khách hàng

Phân tích sự khác biệt về nghề nghiệp trong đánh giá sự hài lòng về chất

Tác giả sử dụng phương pháp ANOVA để kiểm định xem có hay khơng sự khác biệt về mức độ hài lòng chất lượng dịch vụ theo nghề nghiệp. Kết quả như sau:

Levence test cũng được tiến hành trước để kiểm định xem mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ theo nghề nghiệp có phân phối chuẩn hay khơng. Kết quả Sig. = 0.176 > 0.05 nghĩa là các phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau.

Dựa vào kết quả (Bảng số 3, phụ lục 7) với sig. =0.002 và độ tin cậy 95% có sự khác nhau về mức độ hài lòng chất lượng dịch vụ theo nghề nghiệp.

Cụ thể, sự khác biệt giữa các nhóm định tính căn cứ vào kết quả kiểm định Dunnett’s T3 và Tamhane’s T2 từ kiểm định Post Hoc đó là có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ hài lòng khác nhau theo nghề nghiệp. Cụ thể là có sự khác biệt giữa 4 nhóm. Dựa vào (Bảng số 3, phụ lục 7) ta thấy giá trị trung bình về mức độ hài lịng của những khách hàng có nghề nghiệp là nội trợ có giá trị trung bình cao nhất (trung bình 4.0882) và thấp nhất là những khách hàng là nhân viên văn phịng (trung bình 3.7975).

Kết luận: với độ tin cậy 95% có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo nghề nghiệp của khách hàng

Phân tích sự khác biệt về thu nhập trong đánh giá sự hài lòng về chất lượng

tiền gửi tiết kiệm

Tác giả sử dụng phương pháp ANOVA để kiểm định xem có hay khơng sự khác biệt về mức độ hài lòng chất lượng dịch vụ theo thu nhập. Kết quả như sau

Levence test cũng được tiến hành trước để kiểm định xem mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ theo nghề nghiệp có phân phối chuẩn hay khơng. Kết quả Sig. = 1.832 > 0.05 nghĩa là các phương sai giữa các lựa chọn của biến định tính ở trên không khác nhau.

Dựa vào kết quả (Bảng 4, phụ lục 7) với sig. =0.002 và độ tin cậy 95% có sự khác nhau về mức độ hài lòng chất lượng dịch vụ theo thu nhập.

Cụ thể, sự khác biệt giữa các nhóm định tính căn cứ vào kết quả kiểm định Dunnett’s T3 và Tamhane’s T2 từ kiểm định Post Hoc đó là có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ hài lịng khác nhau theo thu nhập. Cụ thể là có sự khác biệt giữa

4 nhóm. Dựa vào (Bảng 4, phụ lục 7) ta thấy giá trị trung bình về mức độ hài lịng của những khách hàng có thu nhập dưới 6 triệu đồng có giá trị trung bình cao nhất (trung bình 4.3095) và thấp nhất là những khách hàng có thu nhập từ 6 đến 14 triệu đồng (trung bình 3.8751).

Kết luận: với độ tin cậy 95% có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo thu nhập của khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông á trên địa bàn TP HCM (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)