Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức huy động

Một phần của tài liệu Ths KT chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 84 - 87)

1.3.2 .Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng huy động vốn của NHTM

3.2.2. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức huy động

Việc phát triển các hình thức, sản phẩm huy động vốn được xem là giải pháp tối quan trọng trong chiến lược huy động vốn của Ngân hàng, bao gồm cải tiến các hình thức, sản phẩm huy động vốn hiện có, thiết kế sản phẩm mới và gia tăng tiện ích đi kèm.

3.2.2.1. Cải tiến, hồn thiện những hình thức, sản phẩm huy động vốn hiện có hiện có

Cải tiến, hồn thiện những hình thức, sản phẩm huy động vốn hiện có là biện pháp giúp SGB có thể xâm nhập thị trường, tăng cường sức hút mà chưa cần đầu tư thiết kế các sản phẩm mới.

Hiện nay các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng đều có quy định rút gốc trước hạn chỉ hưởng lãi không kỳ hạn tại thời điểm rút, nếu khách hàng rút tiền trong vòng 02 ngày làm việc (kể từ ngày gửi lần đầu) thì cịn phải chịu phí kiểm đếm 0,02% trên tổng số tiền; rút tiền tại chi nhánh khác tỉnh thành phố nơi mở sổ tiết kiệm thì khách hàng phải trả phí 0,01% trên tổng số tiền rút. Các quy định về thu phí này giúp hạn chế việc khách hàng lợi dụng ngân hàng làm thủ quỹ và chuyển tiền, tuy nhiên có thể gây nên sự khơng hài lịng cho khách hàng, dẫn đến hiện tượng khách hàng rút tiền để chuyển sang ngân hàng khác. Vì vậy cần xem xét áp dụng ở những trường hợp cụ thể, ngoài ra Ngân hàng nên mềm dẻo cải tiến các sản phẩm tiền gửi như: cho phép khách hàng gửi rút nhiều lần hưởng lãi suất linh hoạt và khơng phải chịu nhiều khoản phí khi rút tiền.

phí kiểm đếm đối với các khách hàng nếu khách hàng rút tiền trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi tiền được chuyển hoặc nộp vào tài khoản của khách hàng. Hoặc do, số lượng máy ATM ít, khiến nhiều khách hàng phải rút tiền tại các máy ATM của ngân hàng khác với mức phí cao. Vì vậy, trước mắt khi chưa triển khai được các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, tăng thêm hệ thống điểm giao dịch, máy ATM, Ngân hàng cần có những ưu đãi về phí cho những giao dịch trên để duy trì quan hệ với khách hàng, tránh để khách hàng có sự so sánh lợi ích, dẫn đến việc chuyển sang gửi tiền tại các ngân hàng khác.

Ngân hàng cần tích cực cải thiện các sản phẩm huy động vốn trung - dài hạn của mình theo hướng giảm thiểu rủi ro cho khách hàng, biến gửi tiết kiệm trung dài hạn thành phương án lựa chọn tối ưu bằng cách kết hợp bảo hiểm tiền gửi, áp dụng lãi suất điều chỉnh định kỳ theo thị trường, cho phép khách hàng lựa chọn kỳ lĩnh lãi linh hoạt trong khoảng giới hạn của ngân hàng, chẳng hạn từ 1 tuần đến 3 tháng.

Ngân hàng cũng có thể kết hợp nhiều dịch vụ có liên quan để tạo thành một gói sản phẩm, phù hợp với mục đích và tính chất của các loại hình tiền gửi. Chẳng hạn, đối với gói sản phẩm là tiền gửi thanh tốn, các sản phẩm bao quanh là dịch vụ thẻ, thanh toán tiền sản phẩm dịch vụ, các hóa đơn, uỷ nhiệm chi tự động, chuyển tiền…Ngân hàng có thể cho phép khách hàng phát hành nhiều thẻ trên cùng một tài khoản, miễn giảm phí phát hành thẻ, phí duy trì thẻ… Cách làm này giúp ngân hàng vừa tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm huy động vốn vừa mở rộng được các dịch vụ khác. Đối với gói tiền gửi ngoại tệ, SGB có thể cung cấp, cập nhật miễn phí thơng tin thị trường ngoại tệ, tỷ giá, giá vàng kèm tư vấn, ưu đãi phí chuyển đổi ngoại tệ, ưu đãi dịch vụ kiều hối…

3.2.2.2. Thiết kế các hình thức, sản phẩm huy động mới

Đối với hình thức huy động vốn trung dài hạn - mục tiêu hàng đầu của SGB, Ngân hàng có thể nghiên cứu mở rộng theo hướng sau:

- Phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường. Đây là công cụ huy động vốn dài hạn khá hiệu quả nhằm tăng vốn phục vụ hoạt động đầu tư, tín dụng dài hạn, giúp Ngân hàng cải thiện tình trạng mất cân đối về mặt kỳ hạn trong nguồn vốn huy động.

- Phát hành các loại giấy tờ có giá để huy động vốn nhằm thay thế cho hình thức vay trên thị trường liên ngân hàng lãi suất cao, kỳ hạn ngắn, không ổn định.

Đối với công tác phát triển sản phẩm, Ngân hàng tập trung thiết kế danh mục sản phẩm đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Cụ thể, ngân hàng có thể xem xét đưa ra một số sản phẩm mới như sau:

- Tiền gửi thanh toán e-saving dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp: là hình thức trả lãi suất cao đối với phần số dư vượt quá trong trong tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Chẳng hạn nếu tài khoản thanh toán của khách hàng vượt quá một số tiền nhất định do Ngân hàng đưa ra hoặc do thoả thuận với khách hàng, số tiền vượt quá sẽ được trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Sản phẩm này sẽ tạo ra sức hút đối với lượng tiền gửi thanh tốn tại ngân hàng, góp phần giảm chi phí đầu vào.

- Các loại hình tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm tích lũy bao gồm tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm học đường, tiết kiệm mua nhà, xe ô tô. Đối tượng của các sản phẩm huy động vốn này là các cá nhân có nguồn thu nhập khơng cao nhưng ổn định, gửi ở ngân hàng trong thời gian dài để được hưởng số tiền lớn nhằm sử dụng vào những mục đích nhất định sau này như trang trải tuổi già, chi trả tiền học cho con... Đặc điểm của sản phẩm này là có kỳ hạn dài, ổn định, mặc dù giá trị mỗi khoản tiền gửi nhỏ nhưng tổng nguồn vốn huy động từ đó có thể lớn nhờ lợi thế về số lượng khách hàng.

- Các sản phẩm tiền gửi thanh tốn phục vụ mục đích đặc biệt như chuyên chi, chuyên thu, đầu tư tự động.

Tiện ích về giao dịch chính là ấn tượng đầu tiên của khách hàng nên Ngân hàng không thể bỏ qua. Ngân hàng cần đơn giản hố thủ tục, quy trình, giao dịch, thiết kế giấy tờ giao dịch một cách khoa học, dễ hiểu, ngắn gọn, bố trí nhân viên nhiệt tình hướng dẫn, hoặc cho phép khách hàng được lựa chọn số tài khoản, số thẻ khi mở tài khoản tại Ngân hàng.…để các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân đều cảm thấy thoải mái, hài lòng khi giao dịch tại Ngân hàng.

Ngân hàng cũng nên đầu tư ứng dụng cơng nghệ để xóa nhịa khoảng cách về thời gian, không gian khi giao dịch. Các dịch vụ ngân hàng điện tử như home-banking, SMS-banking, phone-banking cần được nâng cấp để khách hàng có thể thực hiện được nhiều giao dịch hơn như: chuyển tiền đến tất cả các tài khoản cả trong và ngồi hệ thống, thanh tốn tiền lãi, gốc vay, chuyển tiền đầu tư chứng khốn, đóng phí bảo hiểm, phí sử dụng dịch vụ, thanh tốn hóa đơn…vào bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu.

Ngoài ra ngân hàng cần triển khai các dịch vụ hỗ trợ khác như giao dịch lưu động, thu – chi tại nhà hoặc tổ chức xe đưa đón, cung ứng dịch vụ bảo vệ khách hàng khi khách hàng đến gửi tiền với giá trị lớn.

Để thực hiện tốt 3 giải pháp nêu trên, Saigonbank cần gấp rút thành lập Ban phát triển sản phẩm đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, thiết kế, sáng tạo các sản phẩm mới. Có như vậy chiến lược phát triển hình thức, sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng mới có cơ sở, điều kiện để triển khai một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Ths KT chất lượng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w