1.3.2 .Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng huy động vốn của NHTM
3.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Hiện nay, các Ngân hàng đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ để chiếm thị phần khách hàng. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Do vậy các ngân hàng nói chung, muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Saigonbank cũng thiết lập chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả, trong đó có chiến lược huy động vốn. Nội dung của chiến lược này gồm:
- Ngân hàng cần xác định chiến lược khách hàng trong hoạt động huy động vốn, đó là phân loại khách hàng, xác định đối tượng khách hàng thường xuyên, không thường xuyên, khách hàng đặc biệt… Trên cơ sở phân loại khách hàng, ngân hàng sẽ đưa ra chính sách huy động cụ thể, phù hợp.
- Phải tạo lòng tin đối với khách hàng: Lịng tin được tạo bởi hình ảnh bên trong của ngân hàng, đó là: số lượng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ cung ứng, trình độ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật cơng nghê, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an tồn tiền gửi, tiền vay… Về hình ảnh bên ngồi của ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng… đã trở thành tài sản vơ hình của ngân hàng.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Đây là công việc quan trọng để thực hiện chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của Ngân hàng. Việc nghiên cứu phải
thường xuyên, trên cơ sở so sánh sản phẩm, giá cả, các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng… với các đối thủ gần gũi.
- Tạo được sự khác biệt với các ngân hàng: Hoạt động của ngân hàng phải tạo ra được những đặc điểm, hình ảnh của mình, những sản phẩm mà ngân hàng mình có mà ngân hàng khác khơng có, để khách hàng phân biệt được và có ấn tượng với ngân hàng mình. Như vậy, marketing của ngân hàng phải tạo ra sự khác biệt về hình ảnh của ngân hàng mình, sự khác biệt đó là sản phẩm, dịch vụ cung ứng ra thị trường; lãi suất, kênh phân phối và truyền thông.