Lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 35)

8. Kết cấu đề tài

1.5. Lƣợc khảo các nghiên cứu có liên quan

Qua việc phân tích các hậu quả của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng ta thấy việc quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại là thật sự cần thiết nhằm hạn chế những tác động to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Vì vậy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, dẫn chứng bằng một số bài như sau:

Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi

nhánh thành phố Cần Thơ. Với mục tiêu tìm ra nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, bài nghiên cứu đã sử dụng mơ hình probit với cỡ mẫu 438 khách hàng của Ngân hàng. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng bao gồm: Khả năng tài chính của khách hàng đi vay, việc sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, số lần kiểm tra, giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng và việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của khách hàng vay.

Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2012) với nghiên cứu “Lựa chọn mơ hình đo lường rủi ro cho một khoản vay tập đoàn kinh tế Nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả nợ của khách hàng bao gồm: mức độ xếp hạng tín dụng, quy mơ khoản vay, bảo đảm tiền vay, mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, mục đích khoản vay và đối tương khách hàng là các Tâp đoàn kinh tế Nhà nước. Với kích thước mẫu nghiên cứu là 490 khách hàng, trong số các khách hàng khơng hồn trả nợ đúng hạn và sau 90 ngày, Tập đồn kinh tế Nhà nước chiếm 50% và có đến 70% giá trị các khoản vay này có mục đích là xây dựng và bất động sản.

Mai Thùy Dung (2011) với nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 23 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Bình Dương với cỡ mẫu là 1.015 khách hàng, bài nghiên cứu đã áp dụng mơ hình Logit và xác định được bốn ngun nhân định lượng ảnh hưởng đến RRTD với mức độ tác động theo thứ tự từ thấp đến cao như sau: Khả năng tài chính của khách hàng vay, tính chất nguồn trả nợ, q trình

kiểm tra giám sát vốn vay, mục đích sử dụng vốn vay. Trên cơ sở phân tích, đánh

giá những mặt tồn tại và xác định được những nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTD, đề tài cũng đã đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD tại chi nhánh các NHTMCP trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Lâm Kim Quế Lan (2012) ứng dụng SPSS dựa vào dữ liệu thu thập từ việc phỏng vấn các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng am hiểu về tín dụng kết hợp cùng phương pháp phân tích định tính đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của MHB Chi nhánh Cần Thơ. Đó là Chi nhánh chưa xây dựng một quy trình quản trị RRTD thích hợp mà chủ yếu chỉ phụ thuộc

vào năng lực quản trị của cấp lãnh đạo cũng như trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Khi thẩm định cho vay mang nhiều yếu tố cảm tính khi chưa được trang bị các cơng cụ hỗ trợ hiệu quả như: các nguồn thông tin về khách hàng vay vốn trong nội bộ và bên ngoài, chưa có những hệ thống cảnh báo rủi ro, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa hồn thiện…Từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại MHB Chi nhánh Cần Thơ.

Trần Duy Khánh (2013) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Nhuận là: kinh nghiệm của người đi vay, khả năng tài chính của khách hàng đi vay, tài sản bảo đảm, việc sử dụng vốn vay và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng.

1.6. Giới thiệu mơ hình nghiên cứu

Kết quả của các bài nghiên cứu trên cho thấy rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các nhân tố bên trong ngân hàng và nhân tố thuộc về khách hàng như kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, mức độ xếp hạng tín dụng, việc giám sát khoản vay, năng lực của khách hàng, tài sản bảo đảm, mục đích vay vv…Đây là các nhân tố có tác động trực tiếp và thường xuyên đến chất lượng của mỗi khoản vay.

Trên cơ sở đó tơi đã đưa ra 7 biến độc lập: kinh nghiệm của người vay (KN), khả năng tài chính của người vay (KNTC), tỷ lệ vốn vay trên tài sản bảo đảm (TSBD), việc sử dụng của khách hàng (SDV), kinh nghiệm của CBTD (KNCB), việc kiểm tra, giám sát khoản vay (KTSDV) và mục đích vay (MDVAY) để xem xét mức độ ảnh hưởng chúng đến rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định như thế nào. Từ đó tơi đề xuất mơ hình xác suất Probit theo phương trình sau:

Y= 0 + 1 KN+ 2 KNTC + 3 TSBD + 4 SDV + 5 KNCB+ 6 KTSDV +

7 MDVAY+ u

Trong đó:

- Y: là mức độ rủi ro của các khoản vay được đo lường bằng hai giá trị 1 (có rủi ro) và 0 (khơng có rủi ro). Trong đề tài này, tác giả định nghĩa các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ 2, 3, 4 và 5 cịn những khoản vay khơng

có rủi ro thuộc nhóm 1. Các khoản nợ được phân nhóm phù hợp theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong quá trình thu thập mẫu nghiên cứu tôi đã xem xét hiệu chỉnh một số khoản vay được ngân hàng phân loại chưa phù hợp. Tuy nhiên các trường hợp phải điều chỉnh là không đáng kể.

- Các biến KN, KNTC, TSBD, SDV, KNCB, KTSDV, MDVAY được giải thích theo bảng sau:

STT Biến số Đo lƣờng Kỳ vọng

1 Kinh nghiệm của khách hàng đi vay (KN)

Số năm người vay hoạt động trong ngành nghề vay vốn tính đến thời điểm vay (đối với khách hàng cá nhân

tính bằng số năm kinh nghiệm đi làm)

Tỷ lệ nghịch

2 Khả năng tài chính (KNTC)

Tỷ lệ vốn tự có trên phương án vay Tỷ lệ nghịch

3 Tài sản bảo đảm (TSBD)

Tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản Tỷ lệ thuận

4 Sử dụng vốn (SDV)

Biến giả, bằng 1 nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, bằng 0 nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích)

Tỷ lệ nghịch

5 Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (KNCB)

Số năm trực tiếp làm cơng tác tín dụng Tỷ lệ nghịch

6 Kiếm tra, giám sát khoản vay (KTSDV)

Tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu/Tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay phát sinh nợ xấu tính theo năm.

Tỷ lệ nghịch

7 Mục đích vay (MDVAY)

Biến giả, bằng vay 1 nếu mục đích khoản vay cho kinh doanh BĐS, xây dựng, chứng khốn, cịn lại bằng 0

Tỷ lệ thuận

Biến thứ nhất, kinh nghiệm của khách hàng đi vay (KN). Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng đã kết luận rằng năng lực quản trị và kinh nghiệm làm trong lĩnh vực

ngành hàng kinh doanh của người vay là những yếu tố quan trọng để thực hiện thành công một dự án, phương án kinh doanh. Người nhiều kinh nghiệm sẽ có khả năng dự báo những tình huống xấu nhất cũng như có khả năng ứng phó kịp thời những bất trắc xảy ra mà không gây ra hậu quả nặng nề. Trong nghiên cứu này, tôi kỳ vọng rằng những người càng làm lâu trong ngành nghề nào đó thì khả năng thành công càng cao hay kinh nghiệm của người vay tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Biến thứ hai, khả năng tài chính của khách hàng vay (KNTC), được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn tự có tham gia vào dự án/phương án trên tổng nhu cầu vốn của dự án/phương án đó. Theo các nghiên cứu thì tiềm lực của người vay càng mạnh sẽ làm khả năng chịu đựng rủi ro càng cao. Vì vậy trong nghiên cứu này, tơi kỳ vọng rằng vốn tự có của người vay tham gia vào dự án/phương án càng lớn thì dự án/phương án sẽ dễ thành công hơn và rủi ro thấp hơn, hay năng lực tài chính của khách hàng vay tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Biến thứ ba, tài sản bảo đảm của khách hàng vay (TSBD). Biến số độc lập này được đo lường bằng tỷ số giữa số tiền vay trên giá trị tài sản bảo đảm. Khoản vay có tài sản bảo đảm sẽ chắc chắn hơn và khả năng thu hồi nợ cao hơn vì lúc đó người vay bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán nợ cho ngân hàng, có nghĩa là tỷ số này có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro tín dụng.

Biến thứ tư, sử dụng vốn vay (SDV). Trong tất cả các phương án vay vốn, người vay đều phải ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay và sau khi đã phát vay ngân hàng có nhiệm vụ phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay này. Mỗi mục đích vay vốn sẽ gắn liền với thời gian và nguồn trả nợ khác nhau. Nếu người vay sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khơng đúng hạn hay nói cách khác biến này tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng. Nghiên cứu này sử dụng biến giả bằng 1 nếu sử dụng vốn đúng mục đích và bằng 0 nếu sử dụng sai mục đích.

Biến thứ năm, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng (KNCB). Một cán bộ tín dụng có kiến thức và đã cơng tác lâu năm trong cơng việc tín dụng có khả năng phân tích tình hình tài chính của người vay, dự báo khó khăn và có thể tư vấn tốt cho người

vay. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng rằng cán bộ tín dụng càng làm việc lâu năm khi quản lý khoản vay sẽ hạn chế được rủi ro hơn, có nghĩa biến số này tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Biến thứ sáu, kiểm tra, giám sát nợ vay (KTSDV). Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng là việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay không chặt chẽ. Tôi đã phải nghiên cứu và suy xét kỹ khi cố gắng định lượng yếu tố này cũng như cách đo lường biến, bởi lẽ khi khoản vay xảy ra rủi ro thì số lần kiểm tra tăng lên. Cuối cùng tôi quyết định đo lường bằng cách lấy tổng số lần đã kiểm tra trước khi khoản vay chuyển sang nợ xấu hoặc đến 31/12/2013 chia cho tổng thời gian đã vay đến khi khoản vay phát sinh nợ xấu hoặc đến 31/12/2013 (tính theo năm) và kỳ vọng rằng nếu số lần kiểm tra càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng thấp hay yếu tố kiểm tra, giám sát tỷ lệ nghịch với rủi ro tín dụng.

Biến thứ bảy, mục đích vay (MDVAY). Đây là biến giả, nếu mục đích của khoản vay là kinh doanh bất động sản, chứng khốn hoặc xây dựng thì nhận giá trị 1 cịn các mục đích khác thì nhận giá trị 0. Vì thị trường của các lĩnh vực này khá bất ổn khi nền kinh tế biến động vì vậy mà chúng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài học từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 cho thấy nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ chúng. Do đó biến MDVAY được kỳ vọng có mối quan hệ cùng chiều với Y.

Kết luận

Hoạt động tín dụng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn, khơng thể nào tránh khỏi. Nó có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận, nặng nhất là ngân hàng bị mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài khơng chỉ làm ngân hàng phá sản mà cịn ảnh hưởng nặng nề đến cả hệ thống ngân hàng, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Vì vậy các ngân hàng cần phải xây dựng qui trình quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các bước nhận diện, dự báo, đo lường, điều tiết và giám sát rủi ro. Trên cơ sở lý luận Chương 1 đã nêu ra là tiền đề cần thiết để đi để đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

2.1. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển về BIDV Chi nhánh Gia Định

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Định được thành lập theo Quyết định số 148/2005/QĐ-HĐQT ngày 12/08/2005 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2005 trên cơ sở tách từ Sở giao dịch II, trụ sở đặt tại số 127 Đinh Tiên Hoàng, Phường 3, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2124/QĐ-TTg, phê duyệt Phương án cổ phần hóa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Theo đó, BIDV được cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó tỷ lệ sở hữu của Nhà nước không thấp hơn 65% (với 2 giai đoạn, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 78% trong giai đoạn 1, trên 65% trong giai đoạn 2). Cùng với toàn hệ thống BIDV, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Gia Định chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần với tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Gia Định.

2.1.1. Mơ hình tổ chức và cán bộ

Khi mới thành lập, Chi nhánh Gia Định chỉ có 55 cán bộ, hầu hết là cán bộ mới tuyển dụng và cán bộ ở các địa bàn khác chuyển về. Do đó hoạt động của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn do cán bộ chưa có kinh nghiệm, khơng thơng thạo địa bàn nên việc tiếp thị tìm kiếm khách hàng hạn chế. Cùng với việc trẻ hoá cán bộ của BIDV (tuổi đời bình qn năm 2013 là 33 và có trên 60% cán bộ dưới 30 tuổi), Chi nhánh đã tuyển dụng mới với độ tưổi bình quân thấp hơn 30. Ngoài ra, tỷ lệ CBCNV có bằng Đại học và Thạc sĩ hơn 80% là một thuận lợi lớn trong việc tiếp thu các quy trình nghiệp vụ mới, giới thiệu và bán sản phẩm cho khách hàng.

Trong chiến lược kinh doanh, chi nhánh xác định yếu tố con người là mục tiêu hàng đầu. Chi nhánh không chỉ chú trọng đến tăng trưởng về mặt số lượng nhân lực

mà còn hết sức quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, do đó cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất và đạo đức cách mạng, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên cũng được tăng cường ngay từ ngày đầu mới tuyển dụng. Ưu tiên bố trí bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch, cán bộ đầu mối triển khai các sản phẩm. Khuyến khích CBCNV tích cực tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.

Khi mới thành lập, mơ hình tổ chức Chi nhánh Gia Định gồm 7 phòng nghiệp vụ, mạng lưới đơn vị trực thuộc còn mỏng và yếu, tập trung chủ yếu ở quận Bình Thạnh gồm 1 phịng giao dịch và 2 qũy tiết kiệm. Sau 8 năm hoạt động, hiện Chi nhánh Gia Định có 142 cán bộ với 15 phòng: Phòng Khách hàng 1, Phòng Khách hàng 2, Phòng Quản lý Rủi ro, Phòng Quản trị Tín dụng, Phịng Kế hoạch Tổng hợp, Phịng Tài chính Kế tốn, Phịng Tổ chức Hành chính, Phịng Quản lý và Dịch vụ Kho quỹ, Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp, Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân và 4 Phòng giao dịch.

2.1.2. Mạng lƣới hoạt động của chi nhánh

Một trong những đặc điểm nổi bật của ngân hàng thương mại bán lẻ đó là mạng lưới kênh phân phối, cung cấp sản phẩm dịch vụ rộng lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận dễ dàng. Do đó, mặc dù ngay sau khi được thành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)