8. Kết cấu đề tài
3.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
3.1.1. Đa dạng hóa cơ cấu cho vay theo ngành và thành phần kinh tế bằng
cách chủ động tiếp thị, lựa chọn khách hàng để cho vay
Chi nhánh cần chủ động tiếp thị các sản phẩm tín dụng của mình trên cơ sở chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh đã được hoạch định: cơ cấu và tỷ trọng ngành nghề cho vay đối với từng loại doanh nghiệp... Qua đó, chi nhánh một mặt chủ động điều chỉnh được cơ cấu cho vay doanh nghiệp của mình theo đúng định hướng, mặt khác có thể chuyển tải những thơng tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp: quy trình, thủ tục, điều kiện vay vốn đến các khách hàng, trong đó chú trọng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên: tài trợ xuất nhập khẩu, nông nghiệp nông thôn, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế cho vay các lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán và xây dựng. Chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất nhập khẩu để qua đó đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đi kèm như: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ,… Xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng theo từng nhóm khách hàng mục tiêu, sàng lọc lại các khách hàng truyền thống, ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Bên cạnh đó Chi nhánh cũng cần đẩy mạnh phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng bán lẻ như: cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, xe ô tô, cho vay du học,… Nhu cầu của người dân là rất lớn trong khi thị phần doanh nghiệp đã bão hòa, chứa đựng nhiều rủi ro. Nên đây là nhóm đối tượng khách hàng nhiều tiềm năng góp phần tăng dư nợ của Chi nhánh. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay Chi nhánh cần tận dụng vị thế và thương hiệu của mình để tiếp thị các sản phẩm cá nhân từ đó tăng
cường bán chéo các sản phẩm dịch vụ đối với các đối tượng này nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.