Những tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 76 - 79)

8. Kết cấu đề tài

2.5. Kết quả đạt đƣợc và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động cấp tín

2.5.2. Những tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng

Mặc dù chi nhánh vẫn đang trong quá trình đổi mới và tự hoàn thiện mình nhưng hoạt động trong mơi trường kinh tế, xã hội, pháp luật chưa hoàn thiện nên vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.

Thứ nhất, tuy đã trở thành ngân hàng TMCP nhưng vốn của Nhà nước vẫn

chiếm hơn 50%. BIDV phải thực hiện cho vay theo chỉ đúng chỉ đạo của Nhà nước đối với một số dự án lớn, trọng điểm như các dự án về nông nghiệp nông thôn, xây dựng cầu đường, xây dựng khu dân cư với quy mơ lớn. Điều này làm gia tăng rủi ro tín dụng cho Chi nhánh khi vốn đầu tư của các dự án là rất lớn, thời gian vay khá dài (đa phần có thời hạn từ 10-15 năm). Bên cạnh đó vì là các dự án trọng điểm của thành phố nên Chi nhánh phải áp dụng các chính sách ưu đãi như kéo dài thời gian ân hạn vốn, giãn các kỳ trả nợ, hỗ trợ lãi…dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng giảm.

Thứ hai, chi nhánh đang tập trung cho vay một số nhóm khách hàng liên quan

ích cho Chi nhánh nhưng một khi nền kinh tế biến động theo chiều hướng xấu thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng là rất cao. Vì vậy địi hỏi sự bám sát, quản lý của cán bộ tín dụng phải cực kỳ chặt chẽ.

Thứ ba, hoạt động tín dụng tăng trưởng cao nhưng tập trung vào các khách

hàng lớn. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ còn cao chưa đáp ứng được theo tỷ lệ định hướng của hội sở chính. Chiến lược đa dạng hoá cho vay theo ngành kinh tế chưa thực sự hồn thiện. Nhìn vào bảng 2.5, ta nhận thấy cơ cấu này chưa đồng đều. chi nhánh vẫn cịn tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp, chế biến. Cho vay lĩnh vực bất động sản tăng qua 3 năm trong khi cho vay các ngành thương mại dịch vụ chưa được chú trọng. Tín dụng bán lẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh chưa tương xứng tiềm năng phát triển tại chi nhánh. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng bán lẻ bình quân chưa đạt kế hoạch giao.

Thứ tƣ, thẩm định tín dụng ở Chi nhánh cịn sơ sài do trình độ, năng lực, kinh

nghiệm của cán bộ tín dụng chưa cao. Vấn đề con người gây ra rủi ro đạo đức trong việc cấp tín dụng. Thiếu giám sát và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay. Trình độ năng lực quản trị rủi ro tín dụng của cấp lãnh đạo cịn nhiều hạn chế.

Thứ năm, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp chưa đánh giá

khách hàng đúng thực chất, đầy đủ và khách quan. Mọi hoạt động trong Chi nhánh đều tuân theo sự chỉ đạo của giám đốc nên thứ hạng của doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh theo hướng có lợi cho Chi nhánh.

Thứ sáu, Chi nhánh chưa cập nhật đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn để

hỗ trợ cho việc cấp tín dụng.

Thứ bảy, hoạt động tín dụng bước đầu đã có sự gắn kết với hoạt động huy

động vốn, hoạt động dịch vụ tuy nhiên mức độ chưa đồng đều và chưa tương xứng giữa dư nợ, dòng tiền và các dịch vụ.

Kết luận

Qua phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 2 ta thấy chất lượng tín dụng của BIDV Gia Định được cải thiện qua từng năm. Bằng việc thu thập số liệu thứ cấp tác

giả đã đưa 7 biến độc lập vào mơ hình nghiên cứu nhưng chỉ có 6 biến có ý nghĩa thống kê và ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại BIDV Chi nhánh Gia Định. Đó là: khả năng tài chính, tài sản bảo đảm, sử dụng vốn, kinh nghiệm cán bộ, kiểm tra giám sát khoản vay và mục đích vay. Kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu có liên quan đã được tác giả đề cập trong chương 1. Chỉ có sự ảnh hưởng của biến tài sản bảo đảm theo nghiên cứu của tác giả khác so với nghiên cứu của 2 tác giả Trương Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2011). Chứng tỏ Chi nhánh đang chú trọng vào việc cho vay dựa trên tài sản bảo đảm thay vì đánh giá đúng nguồn trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó rủi ro tín dụng cịn chịu ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân từ phía khách hàng, ngân hàng và nhóm ngun nhân khách quan. Trên cơ sở nhìn nhận đúng thực trạng, hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, Chi nhánh sẽ đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách phù hợp và hiệu quả để tạo tiềm lực mạnh trong việc cạnh tranh với các TCTD khác trên cùng địa bàn hoạt động.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ

PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 76 - 79)