Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 43 - 46)

8. Kết cấu đề tài

2.2. Tình hình hoạt động của BIDV – Chi nhánh Gia Định từ 2011 đến

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh (2011 – 2013)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền % Số tiền %

Lợi nhuận trước

thuế 39.75 99.73 210 59.98 150.89% 110.27 110.57% Huy động vốn bình quân 3016 3700 4463 684 22.68% 763 20.62% Dư nợ tín dụng cuối kỳ 3028 5092 6200 2064 68.16% 1108 21.76% Thu dịch vụ ròng 27.7 23 30.78 -4.7 -16.97% 7.78 33.83% Thu ròng dịch vụ thẻ 1.09 1.8 3.95 0.71 65.14% 2.15 119.44% Tỷ lệ nợ xấu 0.04% 0.14% 0.23% Tỷ lệ nợ quá hạn 1.53% 3.02% 0.37% Trích DPRR 44.17 20.1 5.6

Sau 8 năm đi vào hoạt động, huy động vốn bình quân tăng từ 3016 tỷ đồng lên 4463 tỷ đồng qua 3 năm, mức tăng trưởng bình quân đạt 21%. Nền vốn huy động tăng trưởng mạnh đặc biệt là huy động vốn cá nhân. Các chỉ tiêu huy động vốn đều hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng ban hành các gói ưu đãi nhằm hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp và hỗ trợ mua nhà ở cho người dân. Tăng trưởng tín dụng dần phục hồi. Vì vậy dư nợ tín dụng cuối kỳ của Chi nhánh cũng có sự tăng trưởng đáng kể, năm 2012 tăng 68,16% so với năm 2011, năm 2013 dư nợ tín dụng đạt 6.200 tỷ đồng, tăng trưởng 21,76% cao hơn mức tăng trưởng của toàn hệ thống 16,74%, cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành 12% và cao hơn chỉ tiêu tại Nghị quyết ĐHCĐ là từ 13-16,5%.

Đáng chú ý hơn cả là lợi nhuận trước thuế tăng mạnh qua 3 năm. Trong khi năm 2011 lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 303 triệu đồng/người, cịn chưa tương xứng với quy mơ hoạt động, thấp hơn mức bình quân của các chi nhánh trên địa bàn TPHCM (634,4 triệu đồng/người). Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trên là do trong năm 2011 chi nhánh đã thực hiện trích đủ DPRR là 44,17 tỷ đồng. Thì đến năm 2012, khơng những đảm bảo an tồn tuyệt đối trong các mặt hoạt động kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh cũng có sự chuyển biến rõ nét, lợi nhuận trước thuế tăng 150,89% so với năm 2011, đảm bảo trích đủ dự phịng rủi ro hồn thành vượt kế hoạch lợi nhuận được giao. Năm 2013 lợi nhuận trước thuế đạt 210 tỷ đồng, tăng trưởng 110,57%, hoàn thành 115% kế hoạch năm.

Thu dịch vụ ròng năm 2012 giảm 16,97% so với 2011 do thu dịch vụ từ hoạt động bán bn giảm, thu rịng từ dịch vụ thẻ tuy không cao nhưng cũng tăng 65,14% so với 2011. Trong năm 2013 với mục tiêu phát triển mảng dịch vụ, Chi nhánh đã lắp đặt được thêm hàng chục máy POS, đẩy mạnh phát hành thẻ cũng như tập trung khai thác hoạt động bảo lãnh, tài trợ thương mại vv…Thu ròng dịch vụ thẻ tăng mạnh 119,44% đóng góp làm thu dịch vụ rịng tăng 33,83% so với năm 2012.

Hình 2.1: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn 2011 – 2013

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD 2011-2013 của Chi nhánh)

Về chất lượng tín dụng: Nhìn vào hình 2.1 ta thấy tỷ lệ nợ xấu tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức thấp dưới 0,5% và nằm trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 0,14% (7,2 tỷ đồng) tăng 6,13 tỷ đồng so với năm 2011, thấp hơn nhiều so với khối chi nhánh (2,7%). Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 0,23% (14,07 tỷ đồng) tăng 6,87 tỷ đồng so với năm 2012 và thấp hơn nhiều so với khối chi nhánh (2,4%). Tuy tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhưng sự gia tăng qua 3 năm đã cho thấy khả năng trả nợ của các khách hàng này vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Nguyên nhân của các doanh nghiệp nợ xấu là do chịu sự ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 khiến thị trường bất động sản đóng băng, sức tiêu thụ kém, hoạt động kinh doanh trì trệ trong khi chi phí lãi càng tăng do thời gian vay vốn dài. Còn đối với các khách hàng cá nhân có nợ xấu đa phần là những người thiếu thiện chí trong việc trả nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn của ngân hàng, biểu hiện này qua các hành vi như: ngắt liên lạc với ngân hàng, chuyển công tác, không chuyển thu nhập về tài khoản ở Chi nhánh vv…

Bên cạnh đó tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 tuy có tăng so với năm 2011 nhưng đến 2013 lại giảm đáng kể, chứng tỏ Chi nhánh đã có biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản vay không để nợ quá hạn tăng. Thực hiện đúng các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, đến nay Chi nhánh đã trích đủ dự phịng là: 5,6 tỷ đồng. Dư quỹ dự phòng rủi ro năm 2013 là: 60,870 tỷ đồng.

0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn 2013 2012 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia định (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)